Bài 5: Khi công tác định hướng phát huy hiệu quả
(Baonghean.vn). Cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành, nhất là sự hoạt động tích cực của trung tâm tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho thanh niên, gần đây, một số địa phương, nhà trường đã xây dựng những mô hình hướng nghiệp dạy nghề cho thanh niên một cách hiệu quả. Nhiều thanh niên, từ việc lựa chọn ngành nghề phù hợp, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác...
(Baonghean.vn). Cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành, nhất là sự hoạt động tích cực của trung tâm tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho thanh niên, gần đây, một sốđịa phương, nhà trường đã xây dựng những mô hình hướng nghiệp dạy nghề cho thanh niên một cách hiệu quả. Nhiều thanh niên, từ việc lựa chọn ngành nghề phù hợp, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác...
Sinh ra trong một gia đình nghèo có 9 anh em, Đặng Xuân Sỹ (xóm Thuận Yên, xã Nghĩa Hoàn, Tân Kỳ) xác định: Đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Học xong THPT, Sỹở lại địa phương, phát huy nghề làm ngói Cừa truyền thống. Từ những đồng vốn ít ỏi ban đầu, vay mượn bạn bè, Sỹ mở cơ sở sản xuất gạch ngói. Mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất mới, năng động trong tiếp cận thị trường, uy tín trong làm ăn, sản phẩm gạch ngói của Sỹ nhanh chóng được đón nhận. Hiện tại, cơ sở gạch ngói của anh tạo việc làm thường xuyên cho hơn 100 lao động, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Sau 2 năm thi vào các trường chuyên nghiệp không thành, Nguyễn Hồng Lĩnh (Quỳnh Lưu) chán nản, bỏ vào Nam làm thuê kiếm sống. Sau 3 năm làm công nơi đất khách, Lĩnh gom góp được ít vốn, anh về Vinh đăng ký theo học khóa đào tạo gò hàn ngắn hạn. Sau khóa học, anh mở xưởng làm ăn, sản phẩm cửa sắt, cửa lùa, mái tôn, cầu thang, tủ i-nốc... được khách hàng ưa chuộng. Anh làm ăn ngày càng khấm khá, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động cùng làng. Lĩnh cho rằng: "Đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Cái chính là phải biết mình có năng khiếu gì, sở trường gì để phát huy".
Hay như trường hợp của Ngô Xuân Lâm (phường Lê Lợi, TP.Vinh), lực học hạn chế nên khi học hết THCS, Lâm không học lên THPT mà chọn cho mình con đường học nghề. Sau khóa đào tạo nghề sửa chữa xe máy của Trường Trung cấp Nghề KT-KT Vinh, Lâm làm thuê cho các xưởng sửa chữa trong thành phốđể tích lũy kinh nghiệm. Sau khi có vốn, có tay nghề vững, Lâm mở ki-ốt riêng, thuê thêm thợ và làm ăn khấm khá.
Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thanh Chương phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho thanh niên có nhu cầu, cụ thểđó là đạo tạo cắt may công nghiệp, gò hàn miễn phí. Các lớp cắt may công nghiệp được tổ chức trong thời gian ba tháng, các học viên được đào tạo về kỹ thuật may cơ bản có thểđáp ứng được yêu cầu về trình độ lao động của các công ty may lớn phía Nam. Sau khi học xong, các học viên được Ban Thường vụ Huyện đoàn và Trung tâm dạy nghề sẽ tổ chức định hướng, giới thiệu việc làm ổn định. Đối với các lớp gò, hàn các học viên được đào tạo cơ bản về kỹ thuật mới do các giảng viên từ Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh giảng dạy.
Sau các khóa học, học viên có thể tự mở các cửa hàng kinh doanh; những học viên có nhu cầu sẽđược giới thiệu việc làm tại các xưởng lớn, hoặc xuất khẩu lao động. Thấy được hiệu quả, gắn với lợi ích của mình, thanh niên đến đăng ký học nghề khá đông. Thời gian qua, Huyện đoàn tổ chức được 8 lớp may công nghiệp, 3 lớp gò hàn, giới thiệu việc làm ổn định cho hơn 200 thanh niên. Gần đây nhất, huyện đoàn phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở lớp dệt thổ cẩm truyền thống cho thanh niên vùng tái định cư; phối hợp Công ty lụa tơ tằm Lam Giang mở lớp tập huấn trồng dâu nuôi tằm cho đoàn viên các xã bãi bồi ven sông Lam...
Nhằm giúp học sinh cuối cấp (lớp 9 và lớp 12) định hướng nghề nghiệp, nhiều năm qua, ngành Giáo dục Yên Thành phối hợp trường Trung cấp Nghề KT-KT huyện bắt đầu từ cuối tháng 2 đến tận các trường học làm công tác truyền thông nghề nghiệp cho học sinh. Nhờđó, trong năm học qua, có 7% học sinh được phân luồng sau khi tốt nghiệp THCS, và hàng trăm học sinh sau khi học xong THPT đã nộp hồ sơ theo học tại các trường nghề.
Từ các ví dụđiển hình trên để thấy, định hướng đúng nghề nghiệp, xác định và lựa chọn con đường lập nghiệp phù hợp năng lực, sở trường của bản thân sẽ mở ra một tương lai tốt đẹp, mang lại lợi ích cho bản thân và góp phần giải quyết tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" trong xã hội hiện nay, giảm sự lãng phí về thời gian, tiền của...
(Còn nữa)
Duy Nam