Kỳ Sơn: Nỗi lo mùa mưa lũ
Những năm gần đây, huyện Kỳ Sơn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nhất là lũ ống, lũ quét. Các xã nằm dọc hai bờ sông Nậm Nơn, Nậm Mộ như: Mường Típ, Tà Cạ, Chiêu Lưu, Bảo Nam, Phá Đánh, Mường Ải... hàng năm phải hứng chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra.
(Baonghean.vn) Những năm gần đây, huyện Kỳ Sơn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nhất là lũống, lũ quét. Các xã nằm dọc hai bờ sông Nậm Nơn, Nậm Mộ như: Mường Típ, Tà Cạ, Chiêu Lưu, Bảo Nam, Phá Đánh, Mường Ải... hàng năm phải hứng chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra.
Bão số 2 đi qua, đồng bào Kỳ Sơn vẫn không quên được trận đại hồng thủy xoá sổ trường Tiểu học Mường Típ và gần chục ngôi trường khác bị hư hỏng nặng, nhiều nhà dân bị cuốn trôi, hoa màu, cây trồng vật nuôi... bị mất trắng. Nhiều tuyến đường giao thông, cầu cống... hư hỏng nặng. Sau cơn bão số 2, huyện nỗ lực hết sức khắc phục trường lớp đểổn định năm học mới và bảo đảm giao thông đi lại thì ngày 9/9 mưa lớn xối xả kéo dài làm cho các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện bị sạt lở, chia cắt.
Sau mỗi trận mưa lũ, tuyến đường liên xã ở Kỳ Sơn càng lầy lội hơn
Một số tuyến đường từ Mường Xén vào các xã Mường Típ, Mường Ải... bị tê liệt hoàn toàn. Nơi chịu tổn thất nhiều nhất trong đợt mưa vừa qua là xã Tà Cạ. 3 cấp học gồm: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở bị ngập hoàn toàn, học sinh phải nghỉ học 3 ngày. Tại thị trấn Mường Xén, cầu treo bịđứt do lởđường nên học sinh các trường Cấp 2, cấp 3 Dân tộc nội trú và Trung tâm giáo dục thường xuyên cũng phải nghỉ học trong 2 ngày. Tổng thiệt hại từ cơn bão số 2 và trận mưa lớn vừa qua lên đến 14 tỷđồng.
Ông Vi Hải Thành- Bí thư Huyện uỷ cho biết: "Huyện tập trung các lực lượng ứng phó kịp thời những thiệt hại do mưa lũ gây ra nhưng mới chỉ tạm giải quyết, khắc phục trường lớp để các em tới trường, đảm bảo việc học tập. Về vấn đề giao thông, đến thời điểm này huyện đang nỗ lực sửa chữa các tuyến đường bị sạt lở nặng, làm cầu tạm để nhân dân đi lại..."
Vào mùa mưa cầu tràn Tà Cạ luôn ngập nước, bị lở lói
Ngay từđầu mùa mưa lũ, huyện có công văn chỉđạo các địa phương, đặc biệt các xã dọc sông, suối chủđộng tìm nơi trú ngụ an toàn. Ban phòng chống bão lụt của huyện phối hợp với các phòng chức năng triển khai phòng chống mưa, lũ. Mời chủ tịch các xã, các ngành họp bàn phương án sẵn sàng phòng chống khi mưa lũ về. Giao ngành Y tế bảo đảm thuốc men; lương thực cứu đói, vận động di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm đảm bảo tốt công tác cứu nạn, cứu hộ; vệ sinh môi trường, huy động lực lượng giúp dân, khắc phục hậu quả sau lũ...
Khó khăn trong công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống bão lụt ở Kỳ Sơn là giao thông bị chia cắt, nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa không có sóng điện thoại, các phương tiện liên lạc hạn chế.
Anh Nguyễn Việt Dũng- Phó Bí thư xã Mường Ải trăn trở: "Các thôn, bản không có sóng điện thoại, loa phát thanh cũng không, cán bộ xã phải đi bộ nửa ngày đường đểđưa thông tin phòng chống mưa bão đến với đồng bào. Những ngày mưa lũ, đường sạt lở, nước dâng cao, thông tin hoàn toàn bị chia cắt. Với Mường Ải, bình quân, hai đến ba tháng các thôn bản sinh hoạt một lần, nhưng đang trong thời điểm mùa mưa lũ, phải tăng thời lượng sinh hoạt lên 2 lần/tháng để nhắc nhở nhân dân chủđộng phòng chống mưa lũ và bảo vệđàn gia súc, cây trồng vật nuôi".
Xin mượn lời của ông Lầu Chông Thông (trưởng bản Ái Khe, xã Mường Ải) để kết thúc bài viết này: "Mùa mưa lũđồng bào ta lo hơn lo cái đói. Ởđây không có điện, đài rađiô ít, giao thông cách trở, dân cư lại ở xa nhau. Ước gì có điện đểđồng bào ta chung tiền mua cái loa phát thanh, khi có thông tin gì cả bản đều nắm bắt được. Đỡ khổ cán bộ huyện, xã, bản phải chuyển thông tin bằng miệng, bất cập lắm..."
Thu Hương