Đầu tư chưa tương xứng
Cây chè công nghiệp đang là mũi ưu tiên trọng điểm trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở miền núi của tỉnh ta. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 9.000 ha chè công nghiệp, ở các huyện Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn và Thanh Chương. Tuy nhiên, qua thực tế một số vùng chè công nghiệp lớn, cho thấysự đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa tương xứng với tiềm năng và triển vọng của cây chè...
(Baonghean.vn) Cây chè công nghiệp đang là mũi ưu tiên trọng điểm trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở miền núi của tỉnh ta. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 9.000 ha chè công nghiệp, ở các huyện Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn và Thanh Chương. Tuy nhiên, qua thực tế một số vùng chè công nghiệp lớn, cho thấysựđầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa tương xứng với tiềm năng và triển vọng của cây chè...
Từ năm 2006 đến nay, huyện Anh Sơn đầu tư xây dựng 2 tuyến đường nguyên liệu Già Giang - Làng Khe và đường nguyên liệu chè Hùng Sơn, mỗi tuyến gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, nhờ các dự án, huyện được tỉnh đầu tư gần 30 hồđập giữ nước tại Hùng Sơn và Long Sơn. Nhờđó, các hộ trồng chè biết tận dụng khe suối đào đắp hàng trăm hồđập nhỏ giữẩm cho chè đã đưa diện tích chè kinh doanh ở Anh Sơn phát triển lên 2.000 ha
Thu hoạch chè bằng máy ở Hạnh Lâm (Thanh Chương). Ảnh: Hà Lành
Huyện Thanh Chương hiện có trên 3.700 ha chè kinh doanh, chiếm 2/3 diện tích chè toàn tỉnh. Trong những năm qua, nhờđược quan tâm đầu tư từ các dự án, đã có một số công trình phục vụ tưới và giữẩm cho chè, đó là đập Điền Chè ở xã Thanh Hà và một đập tại Tổng đội TNXP 2. Công trình tưới vòi phun Rumine quy mô tưới cho 15 ha tại Tổng đội TNXP 2 và Tổng đội TNXP 5 cũng phát huy hiệu quả tốt.
Các đơn vị sản xuất, chế biến chèđã đầu tư các công trình đường giao thông cấp phối nội vùng. Huyện cũng đã xây dựng kiên cố các tuyến đường dân sinh tận dụng vào việc trợ giúp vận chuyển chè nguyên liệu sau thu hái cho bà con. Nhờ vậy, đến nay đã có nhiều xãphát triển trồng chè như: Thanh Thuỷ hơn 400 ha, Hạnh Lâm trên 300 ha, Thanh Mai gần 400 ha. Mấy năm gần đây, năng suất chè búp tươi toàn huyện đạt trên 11 tấn/ha.
Theo ông Đinh Văn Hiệp - Trưởng phòng KTKH - Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An thì, trên cơ sở nguồn ngân sách Nhà nước, năm 2009 Công ty đã đầu tư cơ bản một số tuyến giao thông quan trọng bằng nhựa cấp 5 như: 7 km đường giao thông vùng nguyên liệu chè đen Anh Sơn, quy mô vốn 7,9 tỷđồng; 6 km đường nguyên liệu vùng chè Bãi Phủ (Anh Sơn) quy môđầu tư 7 tỷđồng.
Bên cạnh đó, Công ty đầu tư 2 đập thuỷ lợi lớn là đập 30/4 ở Anh Sơn với tổng số vốn 2,5 tỷđồng và đập Khe Bùi (Thanh Mai - Thanh Chương). Sau khi đầu tư, các công trình đã phát huy hiệu quả, góp phần đáng kể vào việc chống hạn cho cây chè, giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển nguyên liệu về các nhà máy.
Tuy nhiên, theo nhận định chung thì hạ tầng kỹ thuật vùng chè nguyên liệu hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế và chưa tương xứng với nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu chè nói chung.
Bên cạnh các công trình được Nhà nước đầu tư thì dường như tại các vùng nguyên liệu chè của các huyện vẫn chưa có đường giao thông vận chuyển chè thuận lợi. Nhiều tuyến đường giao thông vùng nguyên liệu tại các xã Phúc Sơn, Long Sơn, Cẩm Sơn (Anh Sơn); ở Võ Liệt, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm (Thanh Chương) do mới huy động lao động gia cố tạm thời hàng năm, chưa được đổ sỏi, dẫn đến việc vận chuyển chè không đảm bảo, phần nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người trồng chè.
Bên cạnh đó, thiếu các hồđập giữẩm đã dẫn đến nhiều năm liền, ngành chè công nghiệp tỉnh ta phải lao đao vì nhiều diện tích chè bị chết. Đa phần diện tích chè kinh doanh trên địa bàn các huyện cùng chung cảnh "mưa được, nắng hạn thua", chỉ một sốđịa phương tận dụng khe suối, đào đắp hồđập giữẩm nhỏ nên đáp ứng việc tưới cục bộ cho chè...
Theo thống kê của ngành chè, đợt nắng hạn lịch sử năm 2010 ở Anh Sơn có trên 230 ha chè công nghiệp bị chết (tập trung tại Phúc Sơn, Long Sơn); tại Thanh Chương gần 200 ha (Thanh An, Thanh Đức, Hạnh Lâm...); huyện Con Cuông, Kỳ Sơn đều xẩy ra tình trạng chè chết do hạn, phần lớn diện tích chè này được trồng từ 6 - 10 năm. Chị Trần Thị Thuỷ- xóm bản Tiến, Phúc Sơn, Anh Sơn, bộc bạch: "Năm ngoái bị hạn lâu, chè bị khô cộc, cháy trụi mất 5 sào, vùng này không có khe suối nên khó tận dụng làm hồ giữẩm cho chè".
Nguyên nhân thực trạng trên, là do yếu tố nguồn vốn đầu tư. Theo như Ông Nguyễn Xuân Khánh- chuyên viên Phòng nông nghiệp huyện Thanh Chương thì hàng năm, vốn của tỉnh ưu tiên đầu tư giao thông, thủy lợi vùng chè không có, các công trình chủ yếu là sựđầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè ngay trên địa bàn.
Tuy nhiên, về giao thông, các đơn vị, doanh nghiệp chỉđầu tư tu sửa nội vùng, xây dựng các đoạn đường cấp phối nên không đảm bảo tính kiên cố lâu dài. Đề án phát triển chè hàng năm, huyện thực hiện hỗ trợ bà con trong việc khai hoang và mua bầu giống, không có nguồn cho đầu tư giao thông thủy lợi vùng chè.
Cũng theo nhưđánh giá của ông Đinh Văn Hiệp- Trưởng phòng KTKH - NN, Công ty THHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Nghệ An thì, để phục vụ nhu cầu phát triển vùng chè công nghiệp trên toàn tỉnh, cần nhựa hoá 100 km đường, song đến nay mới thực hiện được trên 10 km, tương ứng 10% nhu cầu, dựa trên nguồn ngân sách Nhà nước. Các hồđập giữẩm đủ chuẩn cho chè cũng chưa thấm vào đâu.
Vấn đềđặt ra ởđây là nhu cầu về vốn cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng nguyên liệu chè khá lớn, trong khi khả năng đáp ứng lại quá nhỏ, nhỏ giọt. Được biết tỉnh đang huy động nguồn vốn đầu tư hệ thống tưới bằng đặt máy bơm trên đồi, có cốt nước cao, trước mắt tập trung tại 3 huyện Thanh Chương, Anh Sơn và Con Cuông.
Trong đó tỉnh hỗ trợ 20% kinh phí mỗi máy bơm. Thiết nghĩ, tỉnh và các ban ngành cũng cần có chính sách đồng bộ trong việc hoạch toán nguồn vốn để xây dựng và đầu tư hạ tầng cho vùng chè công nghiệp, nhằm tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến chè, đồng thời giúp người dân ổn định cuộc sống từ cây chè.
Lương Mai