Bộ LĐTB&XH trả lời ý kiến cử tri Nghệ An về định hướng công tác đào tạo nghề

25/10/2011 16:30

Về định hướng công tác đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế chung của đất nước, trong những năm qua, sự phát triển dạy nghề luôn có quy hoạch, bảo đảm định hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, cụ thể:

(Baonghean.vn) Về định hướng công tác đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế chung của đất nước, trong những năm qua, sự phát triển dạy nghề luôn có quy hoạch, bảo đảm định hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, cụ thể:


- Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010, xác định rõ: "Xây dựng mạng lưới trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội...". Nguyên tắc quy hoạch là "dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng vùng kinh tế và từng địa phương...".


- Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020", cũng xác định quan điểm quy hoạch là phải "phù hợp, đồng bộ với chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;... điều chỉnh cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động".


Đến nay, việc phát triển mạng lưới đều bảo đảm quy hoạch, theo đúng định hướng. Các cơ sở dạy nghề đã tổ chức dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động, của doanh nghiệp, đào tạo gắn với việc làm, gắn với địa chỉ sử dụng sau khi đào tạo xong. Năm 2010, khóa cao đẳng nghề đầu tiên ra trường có trên 80% sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm đúng nghề ngay sau khi tốt nghiệp; một số trường tỷ lệ này đạt trên 95%.


-Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 29/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 xác định rõ: "Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sΩn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương" và tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt 80%. Ngày 15/4/2011, Chính phủ tổ chức Hội nghị sơ kết một năm triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg để đánh giá, rút kinh nghiệm, triển khai thực hiện trong thời gian tới, bảo đảm việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn có định hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế chung của đất nước.