Phấn đấu đạt chỉ tiêu công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế

29/11/2011 10:31

(Baonghean.vn) Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, hướng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy, ngành Công nghiệp - Xây dựng Nghệ An dĩ nhiên cũng phải là lĩnh vực kinh tế quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp xây dưng thời kỳ 2006- 2010 của tỉnh tăng từ 29,3% lên 33,4%, tức là tăng 4,17%; Vậy bằng cách nào để 5 năm tới Nghệ An đưa tốc độ ngành tăng trưởng thêm 8,5%, để đạt mức cao nhất của Nghị quyết 40% trong cơ cấu kinh tế, nhất là trong điều kiện mất năm đầu tiên (năm 2011) bị cắt giảm các công trình xây dựng chưa thật cần thiết, để chống lạm phát?

(Baonghean.vn) Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, hướng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy, ngành Công nghiệp - Xây dựng Nghệ An dĩ nhiên cũng phải là lĩnh vực kinh tế quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp xây dưng thời kỳ 2006- 2010 của tỉnh tăng từ 29,3% lên 33,4%, tức là tăng 4,17%; Vậy bằng cách nào để 5 năm tới Nghệ An đưa tốc độ ngành tăng trưởng thêm 8,5%, để đạt mức cao nhất của Nghị quyết 40% trong cơ cấu kinh tế, nhất là trong điều kiện mất năm đầu tiên (năm 2011) bị cắt giảm các công trình xây dựng chưa thật cần thiết, để chống lạm phát?

Dù tình hình trong nước hiện nay đầy khó khăn, phức tạp, nhưng đây là vấn đề cốt tử vì không chỉ để tăng nhanh tỷ trong công nghiệp trong GDP mà còn giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và kích thích các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển. Muốn công nghiệp xây dựng đạt tỷ trọng 40% trong cơ cấu kinh tế như nghị quyết đề ra thì bản thân mũi công nghiệp phải đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 16-17%.

Theo các chuyên gia, Nghệ An cần tập trung chỉ đạo nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh như công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đồ uống; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt là xi măng, thủy điện, cơ khí luyện kim, điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông; sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa, công nghệ sinh học; dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ...

Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản phải quan tâm vì ngoài lương thực đạt trên 1 triệu tấn/năm, tỉnh nhà còn có một số mặt hàng xuất khẩu được như: 70 nghìn tấn lạc, 1,6 triệu tấn mía, 70 nghìn tấn chè búp tươi, 1,1 triệu con lợn, gần 70 vạn con trâu bò, 55 nghìn tấn hải sản khai thác và 36 nghìn tấn thủy sản nuôi trồng, gần 22 nghìn ha rừng trồng nguyên liệu, dự án bò sữa T.H...

Trong sản xuất vật liệu xây dựng tập trung mũi nhọn vào phát triển công nghiệp sản xuất xi măng. Ta tăng công suất thêm 5 triệu tấn là trong tầm tay nếu xi măng Tân Thắng và xi măng Tân Kỳ hoạt động được trong nhiệm kỳ. Về thế mạnh sản xuất điện cũng phấn đấu đưa sản lượng điện đạt, 2,9 đến 3,1 tỷ KWh là khả thi nếu triển khai các dự án đã được Chính phủ phê duyệt và đưa công suất các nhà máy thủy điện đạt 800-850 MW.

Về đồ uống, tiếp tục nâng cao công suất các nhà máy bia để đến năm 2015 đạt tổng công suất các nhà máy bia 250 triệu lít/năm. Sữa với hai nhà máy lớn, trong nhiệm kỳ này cũng là thế mạnh của tỉnh cần khai thác triệt để. Ngoài ra, vùng mía nguyên liệu trong tỉnh phải bảo đảm nguồn nguyên liệu cho công suất ép 15.000 tấn/ngày mới phát huy được thế mạnh của các nhà máy đường hiện có trên địa bàn. Ngành Mía đường dù thăng trầm đến mấy thì cũng là thế mạnh của tỉnh trong giải quyết việc làm và nộp ngân sách cho tỉnh. Trong khai thác khoáng sản, nhất là đá trắng, hạn chế việc bán sản phẩm thô, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm tinh chế, đưa công suất chế biến đá trắng lên trên 1 triệu tấn/năm. Các loại vật liệu xây dựng khác, cũng sΩn điều kiện khai thác với trữ lượng lớn.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài các nhóm sản phẩm chủ lực trên cần tiếp tục thu hút đầu tư vào các nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng xuất khẩu dệt may. Hiện tại tỉnh ta có nhiều dự án dệt may như: Hoàng Thị Loan, Xí nghiệp May thêu xuất khẩu Khải Hoàn - Anh Sơn (đầu tư hơn 40 tỷ đồng); Công ty Minh Anh - Kim Liên, đầu tư mở rộng 20 tỷ đồng; Dự án Công ty TNHH PreX Vinh, đầu tư 240 tỷ đồng; Dự án Công ty HAIVINA Kim Liên tổng vốn đầu tư 110 tỷ đồng; tổng dự án dệt may Nam Đàn Hanosimex tại Nam Giang, đầu tư 1.350 tỷ đồng... là những ví dụ cho đường lối phát triển mũi này.

Ngoài ra, Nghệ An tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm mới có tầm ảnh hưởng lớn đối với kinh tế của tỉnh như luyện kim (Nhà máy sắt xốp Kôbe 1 tỷ USD), cơ khí chế tạo, thiết bị kỹ thuật điện, công nghệ thông tin vốn là thế mạnh một thời. Tính hết tháng 9, ngành CN-XD đã góp phần đưa ngân sách toàn tỉnh đạt 5.300 tỷ đồng. Đó là niềm vui và chứng minh khả năng công nghiệp - xây dựng đạt tỷ lệ 39-40% trong cơ cấu kinh tế.


Thành Nam