Tiềm năng chưa được phát huy
Từ đầu năm 2011 đến nay, giá trị sản xuất công nghhiệp của huyện Tân Kỳ chỉ đạt hơn 68% kế hoạch và giátrị sản xuất ngành xây dựng đạt 52% kế hoạch. Với tình hìnhkhó khăn đó, thì điều nhận thấy là Tân Kỳ năm nay giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng sẽ khó đạt kế hoạch.
(Baonghean.vn) Từ đầu năm 2011 đến nay, giá trị sản xuất công nghhiệp của huyện Tân Kỳ chỉ đạt hơn 68% kế hoạch và giátrị sản xuất ngành xây dựng đạt 52% kế hoạch. Với tình hìnhkhó khăn đó, thì điều nhận thấy là Tân Kỳ năm nay giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng sẽ khó đạt kế hoạch.
S ản phẩm công nghiệp truyền thốngcủa Tân Kỳ hiện vẫn là đường kính, đá xây dựng, gạch, ngói, phân bón vi sinh… và sau khi khởi công xây dựng KCN Xi măng Sài Gòn – Tân Kỳ, vùng đất này kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá mới về giá trị, cũng như nguồn thu từ xi măng, nhưng dự án quan trọng đó triển khai “ì ạch”, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng của Tân Kỳ.
Nguyên liệu mía phục vụ sản xuất đường kính tại Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con (Tân Kỳ).
Thời gian qua, Tân Kỳ đang tập trung vào một số dự án trọng điểm, như công trình: Đường Eo Lèn (xã Nghĩa Hoàn) đi Nghĩa Phúc; Đường Giai Xuân đi Tân Phú; Đường vào trung tâm xã Phú Sơn, Tân Hợp và khu du lịch sinh thái Thung Khiển; đường nguyên liệu giấy Nghĩa Dũng; hồ chứa nước Khe Dâu…
Mặc dù huyện đã tích cực kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện đúng tiến độ đề ra, nhưng do ảnh hưởng của biến động về gíá vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng cao và khan hiếm, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, nguồn vốn bố trí còn ít, lại không kịp thời đã làm cho tiến độ xây dựng của một số công trình chậm, như: Dự án đường vào trung tâm xã Phú Sơn; đường nội vùng Tân Hương; hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn; kè chống sạt lở bờ tả sông Con đoạn Cầu Rỏi; tượng đài hậu phương hướng về tiền tuyến… Theo thống kế, đến nay tổng giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 369.130 triệu đồng (giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái). Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn đã giải ngân đạt 84.612 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách Trung ương và tỉnh thực hiện 61.426 triệu đồng, nguồn trái phiếu Chính phủ thực hiện 10.386 triệu đồng, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia 4.734 triệu đồng.
Như đã nói ở trên, công tác đền bù giải phóng mặt bằng ởTân Kỳ thời gian qua gặp rất nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án, để giải quyết vấn đề này, Tân Kỳ đang tập trung quyết liệt để thực hiện có hiệu quả việc giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư. Được biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đường Châu Thôn - Tân Xuân; Cụm hồ chưa nước Khe Dâu; Khu công nghiệp nhỏ Đồng Văn; Đền bù dự án đường hoàn trả Hồ Chí Minh tại Thị trấn Tân Kỳ; Dự án điện lưới nông thôn RD; Hệ thống kênh mương xã Nghĩa Đồng; Khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Hoàn…
Từ đầu năm 2011 đến nay, giá trị sản xuất của ngành chỉ đạt 354.855 triệu đồng (đạt 61% kế hoạch và giảm 5,4 % so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó công nghiệp 223.023 triệu đồng và xây dựng 131.832 triệu đồng (giảm 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái). Mặc dù rất nỗ lực để ngành Công nghiệp - Xây dựng khai thác tiềm năng, lợi thế tạo ra hiệu quả cao, nhưng với điều kiện như hiện nay ngành sản xuất được xem là mũi nhọn này tại Tân Kỳ đang gặp nhiều khó khăn, nên rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành chức năng.
Hoàng Vĩnh