Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói hay mắc hội chứng tự kỷ
1. Tương tác xã hội: Trẻ không biết nhìn theo hướng chỉ tay của người lớn vào một vật, thường chỉ nhìn vào bàn tay của người chỉ. Trẻ không chỉ tay của mình vào vật muốn lấy, mà nắm tay người khác kéo đến tận nơi. Không trả lời, không có phản ứng khi có người gọi tên mình. Thiếu những dấu hiệu bằng điệu bộ và không biết bắt chước.
2. Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp: Chậm phát âm, không biết nói bi bô, líu lo. Không có khả năng bắt chước các tiếng kêu, lời nói của người lớn. Phát âm những tiếng kỳ lạ, không đúng với tình huống. Ngôn ngữ chậm trễ và hay lặp lại lời của người lớn. Trả lời không đúng câu hỏi, ngữ pháp lộn xộn, cụt lủn.
3. Sở thích, hành vi: Trẻcó những sở thích kỳ lạ, thích các món đồ bình thường: Bao giấy, đồng xu, sợi dây... hoặc tỏ ra quá nhạy cảm với môi trường xung quanh (bịt tai khi nghe tiếng động lớn...). Trẻ hay tựđánh mình khi khó chịu, căng thẳng và cũng hay tấn công người khác. Trẻ cũng có một số hành vi lặp đi lặp lại, khó hay không chấp nhận những sự thay đổi trong cuộc sống.
4. Khả năng chơi đùa: Trẻ thường chơi tưởng tượng từ 2-2,5 tuổi trong các trò chơi đồ hàng, chơi súng hoặc đồ chơi bác sĩ. Trẻ tự kỷ có khả năng tưởng tượng nghèo nàn và thường chơi một cách khác thường. Trẻ có thể quay một đồ vật hoặc chơi kiểu lặp đi lặp lại (ví dụ xếp hàng xe ô tô hoặc khối). Trẻ không có khả năng chơi đùa với các bạn cùng lứa, thường chỉ chơi một mình, hay đi nhún nhảy, đi trên các đầu ngón chân hoặc thường xuyên kích động, lăng xăng khó ở yên một chỗ.
5. Các vấn đề cơ thể: Trẻ thường thức rất khuya, khó ngủ, ngủ không yên giấc.Ăn uống khó, chỉ thích ăn một vài món, ăn ít khi chịu nhai kỹ. Thiếu sự phản ứng cần thiết trước những nguy cơ như cháy nổ, nước sôi.Không ý thức về sự nguy hiểm đến bản thân. Trẻ rất ghét sự tiếp xúc, đụng chạm của người khác đến người của mình hoặc ngược lại tỏ ra quá gắn bó, đeo bám.
6. Các vấn đề cảm xúc: Trẻ hay có những cơn giận dữ, kích động quá mức không kiềm chếđược, không thích bộc lộ diễn tả những niềm vui hay sự bằng lòng (thờơ). Khi đứng trước gương, trẻ nhìn vào mình một cách thờơ hoặc lại tỏ ra quá quan tâm như vặn vẹo, ôm hôn. Trẻ hay tỏ ra băn khoăn, bối rối, lo sợ và thiếu ý thức về thời gian.
Trần Thị Hương Nhài