Con chữ vùng rét sương
(Baonghean.vn) Nằm ở vùng cao, địa bàn rộng, địa hình dốc, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, song những năm học gần đây, ngành Giáo dục Quế Phong đã có những bước chuyển biến rõ nét.
Nhọc nhằn con chữ
Chúng tôi có mặt tại Tri Lễ - huyện miền núi Quế Phong khi thời tiết chuyển sang Đông. Bên đường vành đai biên giới, một bên là những dãy núi cao, bên kia là vực sâu, rải rác những mái lều thấp bé. Dừng chân ghé vào căn lều xiêu vẹo, thấy 4 em trai đang hì hục chẻ nan, đan tấm phên, ghép mái tranh để "gia cố, sửa sang lại căn lều. Sau mấy phút e dè vì lạ lẫm, qua trò chuyện, được biết cả 4 em là học sinh Trường THCS Tri Lễ.
Vì điều kiện xa nhà, các em phải ở bán trú tại bản Huồi Mới, cách trường hơn một giờ băng rừng, lội suối. Các em ở cùng bản, có họ hàng với nhau nên dựng chung một mái lều để trọ học từ 2- 3 năm nay. Căn lều có diện tích chưa đầy 10m2, trống huơ, trống hoác. Trong lều treo 2 chiếc xoong và một số bát đĩa đã cáu bẩn, chiếm phần lớn diện tích là chiếc bục dùng khi nằm ngủ, đủđể ngồi học và ăn uống cho 4 học sinh. Chia tay các em, chúng tôi tiếp tục rảo bộ trên con đường gập ghềnh, khúc khuỷu để về trung tâm xã Tri Lễ.
Học sinh lội suối đến trường
Trong khu trọ của thầy, chúng tôi được nghe các thầy, cô thi nhau kể về những gian nan, nhọc nhằn của các em khi phải sống trong cảnh lều tạm. Về nhà vào dịp cuối tuần, trở lại mang theo gạo, thực phẩm và dầu thắp sáng. Cuộc sống gần như hoàn toàn tự lập, thức ăn hết giữa chừng thì lên rừng bẻ măng, hái rau hoặc xuống suối mò cá, bắt cua, hết gạo thì tìm củ mài, củ nâu, củ chuối thay cơm. Mùa Đông, cái rét miền biên cương như cứa vào da thịt, những tấm vách thưa không ngăn nổi ngọn gió bấc tràn vào. Những ngày cao điểm của các đợt rét, các em hầu như không tài nào ngủđược, bởi lều không kín gió, chiếu chăn cũng thiếu thốn đủ bề, không có cách nào khác là nhóm một đống lửa to để cùng sưởi, cứ thế mà ngồi cho hết đêm đông lạnh giá.
Tiết học của cô và trò Trường THCS DTNT Thông Thụ ( Quế Phong)
Cô giáo Hiệu phó Trường THCS Tri Lễ - Bùi Thị Cúc, cho biết: "Xã Tri Lễ có 30 bản, hiện trường có 530 học sinh, chỉ một số bản ở gần trung tâm học sinh có thểđi vềđược, các bản còn lại học sinh phải dựng lều trọ học, số này chiếm trên 200 em học sinh toàn trường. Là một xã vùng cao biên giới, chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại đặc biệt khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Nhiều học sinh ở các bản xa trường, phải đi bộ gần 5- 6 giờ, trong khi số học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều nên hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng còn khá phổ biến".
Theo chân đoàn cán bộ ngành Giáo dục đến Trường THCS dân tộc nội trú Thông Thụ. Là điểm trường nằm trong khu vực lòng hồ Thủy điện Hủa Na, để chuẩn bịđiều kiện cho việc di dời khi lòng hồ tích nước theo kịp tiến độ, thế nhưng theo kế hoạch phải mất hơn 3 năm nữa (2014) cô và trò nhà trường mới chuyển vềđịa điểm mới. Cô Nguyễn Thị Lan - Hiệu phó cho biết: Toàn trường hiện có 23 cán bộ, giáo viên với 252 học sinh, trong đó có 86 em ở bán trú. Hiện tại, phòng học không đủ, cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo, chỗở thiếu thốn. Sau khi Đồn Biên phòng 515 hỗ trợ vật chất nên đã đỡ vất vả phần nào, tuy nhiên, để con chữ nơi đây đến được với các em đó là cả một quá trình vượt khó của địa phương cũng như giáo viên và học sinh.
Nỗi niềm
Cô giáo Bùi Thị Cúc, Hiệu phó Trường THCS Tri Lễ, cho biết: Những năm gần đây, nhờđược sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ qua các dự án, Chương trình 134, 135, 30a... nhà trường đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học như: phòng họp kiêm phòng ban giám hiệu, 2 dãy nhà 2 tầng khang trang thoáng mát. Ngoài ra, nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sựủng hộ của các tổ chức, đơn vị vận động nhân dân đóng góp tiền mặt, ngày công lao động làm sân bê tông cho nhà trường. Đến nay, sân chơi và cổng trường đã sạch sẽ. Những năm trước đây, nhà trường luôn bị áp lực về tình trạng học sinh bỏ học do cuộc sống của đồng bào, nhất là người Mông còn quá khó khăn. Không chịu ngồi nhìn cảnh học trò bỏ học lên núi, các thầy cô giáo chủ nhiệm sau giờ tan lớp, đã cất công lặn lội vào các bản để vận động học sinh ra lớp.
Nhà bán trú cho học sinh ở xa của Trường THCS DTNT Thông Thụ.
Học sinh Trường THCS Tri Lễ trong những lều trọ tạm bợ
Thầy Lữ Thanh Hà - Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện cho biết: Mặc dù ngành Giáo dục huyện đang hết sức khó khăn, nhưng nhờ lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ và sự cống hiến thầm lặng của đội ngũ giáo viên nên hàng năm trường luôn đạt tỷ lệ phổ cập 100%, tỷ lệ lên lớp đạt 98%, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao, chất lượng mũi nhọn được nâng lên. Thực hiện Nghị quyết 02-2006/NQ-HU của Huyện ủy Quế Phong về 7 đề án phát triển giáo dục, đến nay toàn huyện đã có 2/14 trường mầm non, 10/22 trường tiểu học, 3/14 trường THCS đạt chuẩn quốc gia; xây dựng thành công Trường THCS Kim Sơn thành trường trọng điểm; 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, 71% trên chuẩn; 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn, 93% trên chuẩn.
Năm học 2011-2012, ngành Giáo dục đang phấn đấu xây dựng các Trường mầm non Tiền Phong, tiểu học Quang Phong 1, tiểu học Cắm Muộn 1, THCS Tiền Phong và THCS Quế Sơn thành trường đạt chuẩn. Đểđạt được mục tiêu trên, huyện đang cần sự quan tâm của các cấp, ngành nhất là có nhiều chính sách ưu tiên, đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, học tập và làm việc của thầy, trò nhà trường, chú trọng các trường vùng cao, vùng sâu, biên giới.
Xuân Thống