Trồng mía đỏ thu nhập cao
(Baonghean.vn) Nằm ở vị trí thấp lại có nhiều nguồn khe suối, hàng năm vào mùa mưa lũ, đồng ruộng của bà con bản Lầu I bị ngâm nước nhiều ngày. Dù biết rau màu không thể "sống chung" với lũ, nhưng để tìm được cây gì thay thế thì vẫn chưa ai nghĩ ra. Thế rồi, cây mía đỏ về vùng đất này khi một số hộ dân mua giống về trồng trong vườn nhà đã mang lại hiệu quả rõ rệt, ông Lô Thanh Hoài (Trưởng bản Lầu I), kể lại.
Hiện nay, cây mía đỏđã trở thành cây trồng chủ lực của bà con nông dân bản Lầu I. Có những hộ còn mạnh dạn bỏ vườn cây ăn quả, nương sắn, ruộng khoai đểđầu tư vào trồng mía đỏ. Theo chị Lô Thị Xuân, Chi hội trưởng Phụ nữ bản Lầu I: Nhà chị có gần 10 sào đất chuyên trồng các loại cây ăn quả, hàng năm thu hoạch trừ công chăm sóc, phân bón... lợi nhuận còn lại chẳng được bao nhiêu. Năm vừa qua, chịđã quyết định chuyển sang trồng mía đỏ, do được chăm sóc chu đáo nên mía sinh trưởng khá tốt, không bịđổ gãy, ít bị sâu bệnh. Nếu để bán buôn thì mỗi sào mía được khoảng 10-12 triệu đồng, còn bán lẻ với giá từ 5-8 ngàn đồng/cây thì số mía của chịđược gần 15 triệu đồng.
Được biết, toàn xã Châu Bình có trên 30 ha diện tích trồng cây mía đỏ, trong đó bản Lầu I có 8 ha. Tuy là trồng và bán ra nhỏ lẻ theo hộ, nhưng mỗi năm cây mía đỏđã cho người dân thu về hàng trăm triệu đồng. Ông Lô Thanh Sơn, Bí thư chi bộ bản Lầu I, cho biết: "So về lợi ích kinh tế với các cây trồng trong toàn xã thì không có cây gì giá trị bằng cây mía đỏ. Người trồng mía sau khi thu hoạch, trừ mọi chi phí còn cầm chắc số tiền từ 12-15 triệu đồng/sào". Bản Lầu I hiện có 147 hộ, trong đó có trên 70% số hộ có diện tích canh tác mía đỏ và có mức thu nhập từ 20-30 triệu đồng/năm. Nhiều gia đình đã thoát được cảnh đói nghèo nhờ trồng cây mía đỏ.
Trần Ngọc Lan