Tết ấm cho bệnh nhân tâm thần
(Baonghean.vn) - Cũng chỉ cách một bức tường, một cánh cửa sắt, nhưng ở đây đã là một thế giới khác. Một thế giới chừng thờ ơ với cái Tết đang đến thật gần, với dòng người ngược xuôi xe cộ ngoài kia... Nhưng bấy nhiêu thờ ơ của những người khoác áo bệnh nhân là ngần ấy tất bật, lo toan của những thầy thuốc áo trắng. Họ lặng lẽ chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, góp chút tiền mọn vào thùng từ thiện dành tặng bệnh nhân, lặng lẽ nắm tay động viên nhau cố gắng ở lại nơi này...
(Baonghean.vn) - Cũng chỉ cách một bức tường, một cánh cửa sắt, nhưng ởđây đã là một thế giới khác. Một thế giới chừng thờơ với cái Tết đang đến thật gần, với dòng người ngược xuôi xe cộ ngoài kia... Nhưng bấy nhiêu thờơ của những người khoác áo bệnh nhân là ngần ấy tất bật, lo toan của những thầy thuốc áo trắng. Họ lặng lẽ chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, góp chút tiền mọn vào thùng từ thiện dành tặng bệnh nhân, lặng lẽ nắm tay động viên nhau cố gắng ở lại nơi này...
Cuối năm, Bệnh viện Tâm thần vãn bệnh nhân hơn. Phần đông đã được gia đình đón về quê ăn Tết. Những người bệnh còn ở lại là những bệnh nhân nặng hoặc những người không còn chốn đi về. Họ bị gia đình từ chối, hoặc không còn ai thân thiết nữa và cũng có những người không còn biết đến quê hương. Không ít bệnh nhân có hoàn cảnh éo le vì bệnh quá nặng. Thế là họở lại với Bệnh viện, với bếp ăn quen thuộc với những người áo trắng luôn có mặt trong từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày.
Lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần bàn kế hoạch Tết nguyên đán
cho bệnh nhân
Đ
Bệnh nhân tại Viện đã đành, nhưng với bệnh nhân được về quê ăn Tết, chúng tôi còn thấp thỏm lo cả chuyện họđi trên đường. Liệu rằng người bệnh có đi đến nơi, vềđến chốn không? Lỡ trên đường đi có chuyện bất trắc, hay nhân cớđó bệnh nhân bỏ trốn, không điều trị? Đâu phải bệnh nhân nào cũng có người nhà đưa đón, đi kèm.
Đội ngũ thầy thuốc cũng có hạn. Cũng có những trường hợp bệnh viện tạo điều kiện giúp cả xe, cả người đưa bệnh nhân về quê. Có nhiều hoàn cảnh khó, các y, bác sỹđã phải góp tiền tàu xe cho người bệnh. Đối với những người ở lại, ngoài tiêu chuẩn ăn thêm 3 ngày Tết theo quy định, bệnh viện có chút góp thêm từ kinh phí của Viện và từ thùng Quỹ Từ thiện (phần đông do cán bộ, nhân viên của Viện đóng góp). Trước đây, chính tay cán bộ, nhân viên của Viện gói bánh chưng, giò lụa cho bệnh nhân, còn gần đây thì bệnh viện đặt làm cho tiện".
Bác sỹ Phan Kim Thìn - Giám đốc Bệnh viện cho biết: "Bây giờ, lượng bệnh nhân còn khoảng 80-90 người, nhưng đến Tết thì có lẽ chỉ còn khoảng 20-30 bệnh nhân. Năm nào, Bệnh viện cũng tổ chức mừng năm mới cho cán bộ và bệnh nhân từ khoảng 9 - 10 giờđêm 30 Tết và năm nào cũng được đón tổ chức công đoàn cấp trên, lãnh đạo tỉnh đến thăm hỏi, động viên. Phút giao thừa không rộn ràng như những nơi khác bởi ởđây ai cũng đảm bảo vị trí trực.
Bệnh nhân ở lại, hầu hết đều rối loạn ý thức, rất hiếm người biết được cái khắc giờ thiêng liêng của giây phút chuyển giao... Họ chỉ có cảm giác được ăn ngon hơn, mặc ấm hơn, nơi ở sạch sẽ thơm tho hơn thường ngày. Vì thế, có thể các bác sỹ chịu thiệt thòi, nhưng đó cũng là sự sẻ chia cùng người bệnh".
Những người được giao trực Tết, theo bác sỹ Thìn cũng phải đòi hỏi những y, bác sỹ có phẩm chất vững vàng, ý thức cao về trách nhiệm và tình yêu thương. Sẽ không có "phong bì, phong bao", không có quà chúc mừng của bệnh nhân cho bác sỹ, chỉ có chếđộ hỗ trợ theo quy định 50.000 đồng/ ngày trực Tết, nhưng ai cũng cố gắng hết mình. " Dù đã gần 10 năm, chúng tôi không có bác sỹ về với Bệnh viện, nhưng cũng tự hào là chưa có bác sỹ nào bỏ Viện ra đi"- bác sỹ Thìn chia sẻ.
Tại bếp ăn Bệnh viện, chúng tôi bất ngờ với không khí trật tự, ấm cúng như một gia đình: đĩa cơm trắng, tô canh nghi ngút khói..., những câu chuyện trao đổi giữa các bệnh nhân và giữa người bệnh với nhân viên của Khoa Dinh dưỡng thân thiết. Vừa dừng tay xới cơm, một nữ nhân viên tâm sự: "Chị thấy đó, không phải bệnh nhân tâm thần nào cũng đáng sợ như phần đông chúng ta vẫn tưởng... Những bệnh nhân đến ăn ở bếp ăn đây là những người bệnh vẫn có phần ý thức. Có nhiều người chỉ bị rối loạn trong một khoảng thời gian nào đó. Họ thậm chí là những giáo viên giỏi, những kỹ sư tài ba... Chỉ có mấy ngày Tết thì ởđây buồn hơn. Những bệnh nhân nhẹđược về quê đón Tết cả".
Chúng tôi tới Khoa Cấp tính
Còn nữa là những người tâm thần lang thang, được Công an, Sở Lao động TBXH các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đưa vào điều trị, ăn Tết trong... bệnh viện. Có những bệnh nhân đưa vào trong tình trạng mất trí hoàn toàn, không có tên, không có tuổi, thậm chí có người suy kiệt nặng như trường hợp của bệnh nhân H, được cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh đưa vào. Thế rồi, qua một cái Tết, được thuốc thang, chăm sóc, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại, nhớđược lối về quê Can Lộc của mình. "Những cái Tết không giống ai và không có ởđâu"- anh Việt nói thế về những ngày Tết của y, bác sỹ nơi này.
Để rồi, biết là thế, là vất vả thiệt thòi, nhưng giữa hỗn độn những vẻ trầm tư, tiếng la hét, những giọt nước mắt và cả những tiếng cười, thì lớn hơn hết thảy vẫn là lòng yêu thương, sự sẻ chia níu chân người thầy thuốc. Và mùa Xuân, cũng thế, vẫn đâm chồi nảy lộc trên những tán cây ngoài sân bệnh viện, nơi những bức tường lạnh và cánh cửa sắt muốn khép vào một thế giới ngỡ chừng thờơ với tất thảy ngoài kia.
Thùy Vinh