Bộ sưu tập cổ vật giàu tính văn hoá của nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng

28/01/2012 15:03

(Baonghean.vn) - Nếu có dịp về Nam Đàn, mời bạn ghé qua làng Yên Lạc, xã Nam Lĩnh để chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ độc đáo chứa đựng nhiều cổ vật quý, giàu tính văn hoá. Chủ nhân của những cổ vật đó là Ông Văn Tùng - nhà văn, dịch giả nổi tiếng. Giỏi Hán văn nên ngoài viết văn, dịch sách (ông đã viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm truyện ngắn và dịch nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc có giá trị), Ông Văn Tùng còn có niềm đam mê sưu tầm cổ vật, đặc biệt là các bức hoành phi, câu đối cổ - những cổ vật độc đáo, chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hoá, tâm linh của dân tộc.

(Baonghean.vn) - Nếu có dịp về Nam Đàn, mời bạn ghé qua làng Yên Lạc, xã Nam Lĩnh để chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ độc đáo chứa đựng nhiều cổ vật quý, giàu tính văn hoá. Chủ nhân của những cổ vật đó là Ông Văn Tùng - nhà văn, dịch giả nổi tiếng. Giỏi Hán văn nên ngoài viết văn, dịch sách (ông đã viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm truyện ngắn và dịch nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc có giá trị), Ông Văn Tùng còn có niềm đam mê sưu tầm cổ vật, đặc biệt là các bức hoành phi, câu đối cổ - những cổ vật độc đáo, chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hoá, tâm linh của dân tộc.


Cổ vật lớn nhất trong bộ sưu tập của ông là ngôi nhà được làm bằng gỗ lim vào khoảng năm 1757, kết cấu theo kiểu 3 gian 2 hồi, kèo lồng trong cột, với nhiều hoa văn hoạ tiết tinh xảo, cầu kỳ như: long, ly, quy, phượng, tích cá chép hoá rồng, bái tổ vinh quy... vẫn còn giữ được nguyên vẹn đến bây giờ.


Trong nhà còn có nhiều cổ vật quý như: án thư, chuông đồng, tràng kỷ, tủ chè khảm trai..., đặc biệt là các bức hoành phi, câu đối được treo trang trọng ở nhiều nơi. Bước vào ngôi nhà, chúng ta như đắm mình vào thế giới Đạo giáo, Nho giáo. Được nhà văn, dịch giả giảng giải về ý nghĩa của từng bức hoành phi, câu đối, xuất xứ của các cổ vật, chúng ta càng hiểu thêm triết lý của cha ông ta về cuộc sống, về nhân tình thế thái...


Theo nhà văn thì đây là những báu vật vô giá mà cha ông để lại, được ông cất công sưu tầm, kiếm tìm từ các làng quê qua nhiều chuyến đi điền dã ròng rã hàng tháng trời. Có những cổ vật như hoành phi, câu đối bị người dân vứt bỏ, được ông nâng niu đem về, trở thành "bộ sưu tập vô giá".



Gian chính của ngôi nhà.



Những tích "Cá chép hoá rồng", "Vinh quy bái tổ" được chạm nổi trên kèo nhà.




Nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng giải nghĩa về một câu đối cổ.




Bức tranh "Vinh quy bái tổ" được chạm nổi và dát vàng.



Bộ bàn ghế cổ.




Cổ vật chuông đồng.


Đức Chuyên