Nghệ An vươn lên vị trí thứ tư

06/02/2012 10:23

(Baonghean) - Từ 2009 đến nay, vị trí xếp hạng chung của Nghệ An trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng 8 bậc về chỉ số mức độ sΩn sàng phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT). Năm 2011, Nghệ An xếp thứ 4 trong tốp 5 địa phương dẫn đầu bảng xếp hạng.

(Baonghean) - Từ 2009 đến nay, vị trí xếp hạng chung của Nghệ An trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng 8 bậc về chỉ số mức độ sΩn sàng phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT). Năm 2011, Nghệ An xếp thứ 4 trong tốp 5 địa phương dẫn đầu bảng xếp hạng.

Báo cáo xếp hạng Vietnam ICT Index hàng năm cho thấy thực trạng vị trí của từng địa phương ở đâu, từ đó các địa phương có cơ sở để hoạch định chính sách, chiến lược bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình. Với các địa phương như Nghệ An, các số liệu Vietnam ICT Index 2011 sẽ là tài liệu quan trọng giúp Ban Chỉ đạo CNTT-TT tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá đúng mức độ sΩn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT đề ra các giải pháp thích hợp cho những năm tiếp theo.


Nội dung xếp hạng chung của Vietnam ICT Index căn cứ trên các tiêu chí là hạ tầng cơ bản, đó là: Hạ tầng về kỹ thuật - nhân lực - ứng dụng, sản xuất - kinh doanh CNTT và môi trường tổ chức - chính sách. Với trên 50 chỉ tiêu trong phiếu điều tra lần này, trong đó hạ tầng về kỹ thuật có 9 chỉ tiêu, hạ tầng về nhân lực 8 chỉ tiêu, hạ tầng về ứng dụng 23 chỉ tiêu, sản xuất - kinh doanh CNTT 4 chỉ tiêu và hạ tầng về môi trường tổ chức - chính sách 10 chỉ tiêu.

Kết quả xếp hạng chung năm 2011, Thành phố Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh ở vị trí đầu của bảng xếp hạng trong khối các tỉnh thành. Tỉnh Nghệ An lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng - vượt lên Thủ đô Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Ninh. Với vị trí thứ 4, Nghệ An cùng với 20 tỉnh, thành khác được xếp trong nhóm các tỉnh, thành có mức độ sΩn sàng khá và tăng 6 bậc so với năm 2010.


Có 13 chỉ tiêu khảo sát để đánh giá cho hạ tầng kỹ thuật là: Tỷ lệ điện thoại, thuê bao Internet; Tỷ lệ hộ gia đình có: điện thoại cố định, di động, tivi, máy tính; tỷ lệ máy tính trong cán bộ công chức, người dân, doanh nghiệp; tỷ lệ máy tính trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân có kết nối Internet.

Về tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, tỉnh Nghệ An xếp thứ 4, tăng 2 bậc so với năm 2010 với các chỉ số: điện thoại cố định/100 dân - 18.29;điện thoại di động/100 dân - 80.06; thuê bao Internet/100 dân- 20.59. So với số liệu năm 2009, 2010 nhóm chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật của Nghệ An đều tăng, trong đó tỷ lệ điện thoại di động /100 dân và doanh nghiệp có kết nối Internet băng rộng tăng mạnh.


Hạ tầng nhân lực có 6 chỉ tiêu để khảo sát, đánh giá, gồm: Tỷ lệ trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học dạy tin học; Tỷ lệ cán bộ công chức biết sử dụng máy tính; Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trong các đơn vị QLNN và tỷ lệ cán bộ công chức được tập huấn về phần mềm nguồn mở. Tốp 5 tỉnh có thứ hạng cao nhất về tiêu chí hạ tầng nguồn nhân lực là tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, T.p Đà Nẵng, Hà Tĩnh và Thành phố Hải Phòng. Nghệ An xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng và giữ nguyên vị trí xếp hạng của tiêu chí này so với xếp hạng năm 2010, vượt năm 2009 là 1 bậc.

Như vậy, qua 3 năm, Nghệ An không có thay đổi nhiều trong các chỉ tiêu về hạ tầng nguồn nhân lực.


Có 10 chỉ tiêu để đánh giá đối với hạ tầng ứng dụng, gồm: Tỷ lệ cán bộ công chức được cấp email công vụ, sử dụng email, tin học hoá các thủ tục hành chính, triển khai các ứng dụng cơ bản, ứng dụng phần mềm nguồn mở, tỷ lệ doanh nghiệp có website, triển khai cổng thông tin điện tử tại địa phương, tỷ lệ thông tin chỉ đạo điều hành qua mạng, tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến và mức độ dịch vụ công trực tuyến.


Nghệ An đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng và trong tốp 10 các địa phương về mức độ sΩn sàng về hạ tầng ứng dụng, tăng 26 bậc so với năm 2010. Đà NΩng là địa phương 3 năm liền giữ vị trí số 1 về chỉ tiêu này. Về chỉ tiêu có tính đột biến ở Nghệ An năm 2011, có thể lý giải như sau: Sau khi đưa vào vận hành Cổng thông tin và điện tử Nghệ An cùng với các dịch vụ công cấp ở hầu hết các sở, ban, ngành và huyện, thành phố, thị xã; Hệ thống thư điện tử công vụ và hệ thống giao ban trực tuyến từ UBND tỉnh tới các huyện, thành phố, thị xã đã được triển khai và đi vào khai thác có hiệu quả, đây là những nguyên nhân chính làm cải thiện vị trí xếp hạng ở tiêu chí sΩn sàng cho ứng dụng tại Nghệ An.


Xếp hạng chỉ số sΩn sàng về sản xuất kinh doanh CNTT, Nghệ An xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng với các tiêu chí đánh giá là tỷ lệ doanh nghiệp CNTT, tỷ lệ nhân lực CNTT trên 10.000 dân; tỷ lệ đầu tư/ đầu người của các doanh nghiệp CNTT. Nhóm 5 địa phương dẫn đầu là Bắc Ninh, Đà NΩng, Tp. Hồ Chí Minh, Hưng Yên và Đồng Nai.


Với các chỉ tiêu về môi trường tổ chức - chính sách, gồm: Chỉ đạo phát triển và ứng dụng CNTT, cơ chế chính sách cho phát triển, sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và môi trường - chính sách phát triển và ứng dụng CNTT. Có 13 địa phương có cùng vị trí xếp hạng tốt về tiêu chí này đó là Bắc Ninh, Bình Thuận, T.p Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Hải Dương, Lâm Đồng, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên và T.p Hồ Chí Minh. Xếp cùng thứ hạng với Nghệ An ở tiêu chí này có các địa phương Lai Châu và T.P Cần Thơ. Các địa phương có thay đổi trong vị trí xếp hạng ở tiêu chí này để vươn lên nhóm các địa phương có môi trường tổ chức - chính sách khá là Bắc Ninh, Phú Thọ, Bình Thuận, Hải Dương, Thái Nguyên, T.P. Hồ Chí Minh.


Qua 6 lần đánh giá chỉ số về mức độ sΩn sàng, Nghệ An đã vươn lên vị trí thứ 4 trong 63 tỉnh, thành trong cả nước trong năm 2011, đây là một nỗ lực lớn của các cấp, các ngành, các huyện, thành phố, thị xã ở Nghệ An trong việc sẵn sàng phát triển và ứng dụng CNTT-TT và là một tín hiệu mừng vì chúng ta đã có một môi trường khá thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, mức độ sẵn sàng cho triển khai ứng dụng trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân cho việc ứng dụng và phát triển CNTT-TT.


Phan Nguyên Hào