Bánh ong Phủ Diễn

15/01/2012 15:22

(Baonghean.vn) - Đã từ lâu đời, trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu vắng món bánh o­ng Phủ Diễn ( Diễn Châu) được coi như là một đặc sản rất độc đáo ở quê tôi. Từ những ngày còn nhỏ, Tết năm nào tôi cũng thấy ông nội, và sau này là cha tôi làm bánh o­ng. Bây giờ chị gái tôi làm bánh o­ng cũng rất ngon vì ngày trước chị hay giúp bố làm bánh nên đã học “mót” được cách pha chế nguyên liệu và đóng khuôn bánh rất đẹp mắt.

(Baonghean.vn) - Đã từ lâu đời, trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu vắng món bánh o­ng Phủ Diễn ( Diễn Châu) được coi như là một đặc sản rất độc đáo ở quê tôi. Từ những ngày còn nhỏ, Tết năm nào tôi cũng thấy ông nội, và sau này là cha tôi làm bánh o­ng. Bây giờ chị gái tôi làm bánh o­ng cũng rất ngon vì ngày trước chị hay giúp bố làm bánh nên đã học “mót” được cách pha chế nguyên liệu và đóng khuôn bánh rất đẹp mắt.

Nguyên liệu để làm bánh o­ng là những sản phẩm nông nghiệp thông dụng như bột gạo nếp, lạc nhân, mật mía, hạt gạo nổ. Cách làm cũng không đòi hỏi cầu kỳ. bánh o­ng dễ bảo quản nên rất chủ động về thời gian chế biến và thuận tiện khi cất giữ hoặc gửi quà cho con cháu đi xa.



Công đoạn ép khuôn bánh o­ng

Cách làm bánh o­ng thật đơn giản: đầu tiên là lúa nếp mang hấp chín, phơi khô rồi xay lấy gạo đem rang chín. Gạo nếp rang xong xay bột thật mịn. Lạc nhân rang chín tách vỏ lụa - Nên rang lạc củ sau đó mới tách hạt thì sẽ được nhân lạc màu trắng ngà. Cần chuẩn bị thêm một ít hạt gạo nổ để cùng với lạc nhân trang điểm tăng thêm vẻ hấp dẫn cho khuôn bánh o­ng. Nguyên liệu cuối cùng là nước gừng tươi; có thể nói nước gừng tươi cùng với mùi thơm bùi của lạc và bột gạo nếp rang đã làm nên hương vị thật đặc trưng độc đáo của bánh o­ng trong mâm cổ ngày Tết. Khuôn bánh o­ng làm bằng gỗ, thành khuôn phải đủ độ dày, cứng để khi đóng bánh không bị biến dạng.

Khuôn bánh có hình hộp chữ nhật dài khoảng 20 – 25cm, mỗi cạnh của tiết diện vuông khoảng 5cm. Mật mía, hoặc đường được đun sôi cô đặc, sau đó đổ bột nếp đã trộn đều nhân lạc, cho nổ và nước gừng tươi đảo thật đều đến độ vừa khô để khi đổ vào khuôn ép không bị nhão ướt. Hạt lạc được coi như nhân của bánh o­ng, hạt nổ chỉ là để trang điểm (làm hoa) cho bánh. Khi hỗn hợp các nguyên liệu đã được trộn chín đều trong nước mật hoặc đường, ta đổ vào khuôn rồi nện ép khuôn bánh thật chặt để sau này bánh o­ng khi cắt lát sẽ rất mịn mà không bị rã.

Đợi cho bánh nguội, cứng rồi hãy tháo khuôn thì thỏi bánh o­ng sẽ không bị biến dạng mà vẫn vuông thành sắc cạnh Sau khi tháo bánh ra khỏi khuôn nên xoa một lớp bột gạo nếp ngoài thỏi bánh để tiện bảo quản. Khi bày bánh o­ng cho mâm cỗ Tết, người ta cắt bánh o­ng thành từng lát dày 0,5 - 0,6 cm rồi bày lên đĩa. Bánh o­ng dùng để ăn “tráng miệng” sau khi ngồi cỗ Tết, hoặc dùng trong cả tiệc trà khi tiếp khách. Nhìn lát bánh o­ng vuông vắn có những hạt gạo nổ và nhân lạc trắng ngà trông đã ngon mắt, chưa đưa bánh vào miệng mà ta đã có cảm giác như cái hương vị thơm bùi của tinh bột nếp, của lạc và cái vị cay nồng nàn của gừng, của mật đã thấm vào các tế bào khứu giác, vị giác… của ta vậy!

Ngày nay, mâm cỗ trong ngày Tết cổ truyền ở quê tôi đã khác xưa nhiều lắm. Sơn hào, hải vị đủ cả,bánh kẹo nội, ngoại cũng “hội nhập” đầy ắp. Vậy mà, món bánh o­ng vẫn được nhiều người rất ưa chuộng.


Trần Cảnh Yên