Điều chỉnh chính sách hợp lý cho hộ trồng mía bị sâu hại

13/03/2012 17:24

(Baonghean) Vụ mía năm 2011 - 2012, Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con có khoảng 4.500 ha mía cho thu hoạch. So với các năm trước, giá mía năm nay có cao hơn, tuy nhiên, với nhiều người trồng mía giá đó vẫn còn chưa đủ để bù đắp những thiệt hại do sâu bệnh gây ra trong vụ mùa này. Bên cạnh đó, một vài cơ chế mới được nhà máy áp dụng trong mùa thu hoạch 2011 - 2012 đã gây nhiều bức xúc trong người dân...

(Baonghean) Vụ mía năm 2011 - 2012, Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con có khoảng 4.500 ha mía cho thu hoạch. So với các năm trước, giá mía năm nay có cao hơn, tuy nhiên, với nhiều người trồng mía giá đó vẫn còn chưa đủ để bù đắp những thiệt hại do sâu bệnh gây ra trong vụ mùa này. Bên cạnh đó, một vài cơ chế mới được nhà máy áp dụng trong mùa thu hoạch 2011 - 2012 đã gây nhiều bức xúc trong người dân...

Mưa lũ và rét hại liên miên khiến cho những hộ trồng mía thuộc vùng nguyên liệu của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con huyện Tân Kỳ rơi vào tình trạng khó khăn. Hơn 90% diện tích mía của toàn huyện bị bệnh rệp xơ bông trắng, khiến cho chất lượng mía năm nay thấp hơn hẳn các năm trước về độ đường và buộc nhà máy phải tăngthêm sản lượngtừ 10 lên12 tấn mía mới đủ sản xuất 1 tấn đường.

Trước thực tế này, ngày 29/12/2011, Công ty đã đưa ra thông báo về thay đổi cách đánh giá chất lượng và phân loại mía. Theo đó, chỉ những cây mía tươi, không đen gốc, héo ngọn, không nhiễm rệp, không bị cháy, không bị ngập lụt, không có ngọn non, tạp chất mới được xếp tiêu chuẩn loại I.Ngoài ra, Công ty cũng sẽ tiến hành đo độ đường để phân loại mía, trong đó mía có độ đường từ 90CCStrở lên được xếp 100% mía loại 1;từ 8,50CCS đến dưới 90CCS sẽ được xếp 70% loại I, 30% loại II; mía có độ đường từ 80CCS đến dưới 8,50CCS sẽ mua theo độ đường và mía dưới 8CCS sẽ thực hiện mía theo giá hỗ trợ...




Sản phẩm mía của gia đình anh Hương (Nghĩa Dũng - Tân Kỳ) đã bị hư hại sau khi thu hoạch

Với cơ chế mới này, người dân trồng mía ở huyện Tân Kỳ không khỏi lo lắng bởi từ trước tới nay chưa có việc phân biệt mía loại I, loại II. Người dân cũng tính toán, với 1 tấn mía bị đánh xuống loại 2 người dân sẽ bị giảm hơn 100.000 đồng. Anh Trần Khắc Hương (xóm Cột Cờ, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ) cho rằng: Khó khăn trong sản xuất mía năm vừa rồi nguyên nhân chính là do khách quan nên người dân rất mong muốn nhận được sự chia sẻ từ nhà máy. Gia đình tôi có 15ha mía nhưng có6ha hư hại, nếu nhà máy không có chính sách hỗ trợ thì thiệt hại sẽ không nhỏ.


Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con khẳng định: Việc phải đo lượng đường là điều bất khả kháng vì chất lượng mía năm nay thấp hơn nhiều so với mọi năm. Tuy vậy Công ty xác định sẽ không để người dân thiệt. Từ khi có phản hồi của người dân, chúng tôi đã xem xét lại và đã điều chỉnh.

Đầu tháng 2 đến nay, hầu hết mía mới thu mua về đã không còn đo lượng đường nữa vì chỉ sau gần một tháng thu hoạch chúng tôi cơ bản đã xác định được tương đối chất lượng mía và lượng đường. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ có căn cứ để điều chỉnh hợp lý cho người dân... Cũng qua đo lường nhận thấy, dù vẫn còn mía không đạt chuẩn 90CCS nhưng xét về tổng thể mía chỉ cần xấp xỉ đạt chuẩn là chúng tôi vẫn cho loại 1, vì thế tỷ lệ mía loại 2 không nhiều.


Song song với điều chỉnh trên, để hỗ trợ thu hoạch mía cuối vụ ép, từ ngày 1/2/2012 Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con đã có chính sách hỗ trợ cuối vụ với mức hỗ trợ 30.000 đồng/tấn. Ông Sơn cũng cho biết thêm: Do năm nay việc thu hoạch mía muộn hơn khoảng 1 tháng nên vụ mùa mới cũng sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào chúng tôi cũng lắng nghe ý kiến nhân dân để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa hai bên.


Phương - Hà