Bài 2: Phát huy thế mạnh cây công nghiệp

26/03/2012 18:37

(Baonghean) - Miền Tây Nghệ An diện tích đất đai đa dạng phù hợp với nhiều loại cây trồng . Đặc biệt, có 13.000 ha đất đỏ ba zan vùng Phủ Quỳ màu mỡ phù hợp với cây công nghiệp ngắn, dài ngày và cây ăn quả. Đất miền Tây trồngcao su, cam, chè, mía, sắn, dứa đều cho năng suất cao. Do vậy, tạo điều kiện để miền Tây phát triển thế mạnh cây công nghiệp này là một giải pháp đưa kinh tế xã hội phù hợp đểgiảm nghèo và làm giàu nhanh.

Xem bài 1.


Theo kế hoạch kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh, miền Tây tập trung ưu tiên cho dự án phát triển cây cao su. Đến cuối giai đoạn này, phấn đấu đạt 22.660 ha. Diện tích kinh doanh 5.860 ha, sản phẩm cao su mủ khô 8.200 tấn. Hiện nay, tổng diện tích toàn vùng đã có 8.577 ha (trồng mới năm 2011 thêm 1.100 ha, chủ yếu do Công ty cổ phần Cao su làm chủ đầu tư) .



Khai thác mủ cao su ở Nghĩa Đàn

Các đơn vị, hộ gia đình trên địa bàn thấy rõ trồng cao su cho hiệu quả kinh tế cao:ưu thế xuất khẩu, trồng một lần khai thác hàng chục năm, cùng một đơn vị diện tích cho hiệu quả cao hơn so với mía và các loại cây công nghiệp khác. Qua khảo sát năng suất giống cao su mới đạt 13,1 tạ/ha mủ khô là năng suất trung bình khá, so với cả nước.Hướng mới, ngoài vùng Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp tỉnh ta sẽmở rộng diện tích trồng cao su lên các huyện Quế Phong,Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ và các huyện trung du là những nơi chưa trồng hoặc trồng ít.


Thế mạnh thứ hai của miền Tây là cây mía nguyên liệu. Trên địa bàn ngoài Nhà máy đường Quỳ Hợp còn có Nhà máy đường sông Con (Tân Kỳ) và sông Lam (Anh Sơn) hiện nay sản xuấtchưa hết công suất thiết kế. Giai đoạn vừa qua, cây mía đã làm giàu cho hàng chục vạn nông dân trong vùng. Diện tích cao nhất (năm 2008) đãđạt 28.000 ha, sản lượng 1.630.000 tấn. Đáng tiếc là những năm gần đây do bị nạn chồi cỏ, năng suất giảm, diện tích co lại, sản lượng sụt theo.

Tính đến năm 2011, diện tích mía còn 23.313 ha, tổng sản lượng ước đạt 1.440.000/ 1.650.000 tấn. Kế hoạch trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh vẫn coi cây mía là cây chiến lược và quy hoạch ổn định lên 29.000 ha; thâm canh năng suất lên65 tấn/ha, sản lượng 1.931.490 tấnđể bảo đảm yêu cầu 3 nhà máy đường và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân trong vùng.Thứ ba là cây chè, từ lâu đã được xác định là cây xoá đói, làm giàu ở vùng trung du, miền núi thấp. Hiện nay diện tích chè toàn tỉnh đã đạt 8.834 ha; diện tích cho sản phẩm 6.000 ha, sản lượng 60.000 tấn..

Riêng Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư phát triển Chè Nghệ An đã có vùng nguyên liệu 7.579 ha; đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung như: Thanh Chương 4.200 ha, Anh Sơn 1.800 ha, Con Cuông 400 ha. Khả năng đã và đang rộng mở: Thanh Chương quyết tâm trồng mới 1.800 ha chè đểổn định 5.000 ha; huyện Anh Sơn sẽ trồng tiếp 1.200 ha và huyệnCon Cuông sẽ trồng thêm để đạt 1.800 ha...

Mục tiêu đến 2015 đạt 12.000 ha; diện tích kinh doanh 9.744 ha. Phấn đấu đưa năng suất bình quân lên 110 tạ/ ha (hiện nay mới đạt 95 tạ/ ha). Được như vậy vì Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư phát triển Chè đã mở rộng giống chè giống mới năng suất chất lượng cao LDP2 thay giống PH, không còn phù hợp. Ngoài LDP 2, Công tyđã trồng 3 giống chèđặc sản là Hùng Đỉnh Bạch, Hoa Nhật Kim và Ô Long. Nhờ chè giống mới và nhiều chính sách khuyến khích, năng suất nhiều nơi đã đạt 12 tấn /ha búp tươi.


Mặt khác ngành Chè cũng đã được đầu tư công nghệ để chế biến đạt chất lượng cao. Hiện nay toàn vùng đã có 8 nhà máy chế biến chè lớn, nhỏ với công suất 148 tấn/ngày. Trong đó có 6 dây chuyềnchế biến chè đen CTC công suất 76 tấn/ngày, 6 dây chuyền chế biến xanh công suất 112 tấn /ngày. Ngoài ra có hàng chục máy chế biến mi niở một số vùng nguyên liệu. Chè Nghệ An đã có mặt trên thị trường các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Cô Oét, Iran, Irắc, Kenia, Anh, Đức... Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 9 triệu USD. Năm 2011, trong 66 triệu USD hàng nông sản xuất khẩu, mặt hàng chè đạt 10,5 triệu USD,kế hoạch đến năm 2015 sẽ sản xuất 107 nghìn tấn, hơn gấp rưỡi sản lượng hiện nay.


Ngoài 3 cây chủ lực trên thì cây cam, cây sắn và cây dứa vẫn giữ vị trí quan trọng. Hiện nay cây dứa chỉ còn 1.600 ha nhưng đến năm 2015 sẽ nâng lên 3.000 ha, đủ cấp cho nhà máy dứa cô đặc Quỳnh Châu, đang phấn đấu nângnăng suất cây dứa lên 45 tấn/ha để bảo đảm khoảng 562 nghìn tấn vào năm 2015.


Cây sắn là cây dễ tính nhất, đứng được trên các loại đất, kể cả đất đồi núi trọc, xấu và cạn tầng canh tác; Sản phẩm bột sắn tiêu thụ cũng khá ổn định. Do vậy, vùng nguyên liệuđã lên 9.000 ha. Nhưng vì loại cây này ăn xác đất, hiệu quả vẫn chưa cao nên kế hoạchđến 2015 vẫn giữ nguyên diện tích, đủ 4.000 ha nguyên liệuthường xuyên cho 2 nhà máy Thanh Chương và Yên Thành. Không mở rộng thêm diện tích nhưng sẽ chú ý hơnthâm canh, vì năng suất hiện nay mới đạt 33 tấn/ ha, trong khi nhiều tỉnh miền Trung đã đạt bình quân 40 tấn/ha.


Ngoài ra, cây cam vẫn giữ nguyên diện tích 2.000 ha diện tích trong vùngcho đến năm 2015. Hiện nay cam vùng miền Tây mới đạt bình quân 300 tấn/ha sẽ nâng lên năng suất bình quân 45 tấn/ha. Ngoài ra trên địa bàncòn trồng khoàng 1.000 ha cà phê để khai thác quỹ đạt hiện có.


Cây công nghiệp phù hợp với vùng đất có độ dốc trung bình, độ dày đất canh tác ở vùng trung du, miền núi thấp của miền Tây tỉnh ta nhất là vùng đất đỏ quý hiếm bazan Phủ Quỳ. Nhìn chung quỹ đất có hạn mà năng suất vẫn còn thấp, tất cả các loại cây đều phải nâng cao năng suất và chất lương để tham gia xuất khẩu. Trong đó biện pháp thâm canh thiếu nhất hiện nay là nước tưới và hệ thống nhà máy chế biến để nâng cao giá trị hàng hóa.


Hoàng Chỉnh