Hướng đến nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao
(Baonghean.vn) Hiện nay, nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp được nâng lên ở tầm cao, không chỉ sản xuất ra các loại nông sản như: lúa, ngô, lạc, tôm, cá, rau, củ, quả tươi sống cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, mà còn tạo ra các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đểsản xuất các loại đồ ăn, đồ uống, giải khát và các mặt hàng tiêu dùng khác đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao củacon người.
(Baonghean.vn) Hiện nay, nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp được nâng lên ở tầm cao, không chỉ sản xuất ra các loại nông sản như: lúa, ngô, lạc, tôm, cá, rau, củ, quả tươi sống cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, mà còn tạo ra các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đểsản xuất các loại đồ ăn, đồ uống, giải khát và các mặt hàng tiêu dùng khác đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao củacon người.
Sản xuất nông nghiệp Nghệ An những năm qua đã được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của Chính phủ và sự vào cuộc của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành chuyên môn, tạo được bước phát triển mới.
Hàng năm, ngành Nông nghiệp dù gặp thiên tai khắc nghiệt: giá rét, hạn hán, bão lụt, dịch bệnh... vẫn đạt mục tiêu trên 1 triệu tấn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực mà đã sản xuất hàng ngàn tấn rau củ quả, thịt cá tươi sống để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của trên 3 triệu dân và cung cấp ra thị trường trong tỉnh, trong nước.
Thu hoạch chè bằng máy. Ảnh: Mai Hoa
Đặc biệt, thông qua các cơ chế chính sách đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi mang tính hàng hoá cao gắn với các nhà máy chế biến như: Vùng chăn nuôi bò sữa công nghệ cao trên 15 ngàn con gắn với 2 nhà máy chế biến sữa;vùng mía trên 20 ngàn ha gắn với 3 nhà máy chế biến đường công suất 1,7 triệu tấn mía/năm; vùng chuyên canh chè trên 8.000 ha gắn với 5 dây chuyền chế biến chè xuất khẩu; vùng chuyên canh lạc trên 20 ngàn ha; vùng chuyên canh cà phê 2.000 ha ở Phủ Quỳ; vùng cây nguyên liệu giấy gần 100 ngàn ha tập trung ở 10 huyện miền núi; vùng trồngsắn nguyên liệu 6 ngàn ha tại các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Yên Thành; vùng dứa 2.000 ha phục vụ cho nhà máy chế biến dứa cô đặc 5000 tấn/năm; vùng nuôi trồng đánh bắt hải sản các huyện ven biển gắn với các cơ sở chế biến hải sản... Năm 2011, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên 5%, cơ cấu nội ngành đang chuyển dịch theo hướng tương đối hợp lý.
Kết quả đó rất đáng trân trọng, song so với yêu cầu xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững còn phải nỗ lực rất lớn. Bởi hầu hết nông sản do bà con làm ra nhìn chung chất lượng thấp, giá thành cao, phân tán manh mún, không tập trung, sức cạnh tranh thấp; giá trị thu được trên đơn vị diện tích cũng như hiệu quả sản xuất chưa cao.
Tài nguyên đất đai chưa được khai thác tốt, nhiều nơi còn để hoang trong khi đời sống của nông dân còn rất khó khăn. Chẳng hạn, hiện nay toàn tỉnh đang có hàng chục ngàn ha rừng nghèo, nhưng chưa đưa vào cải tạo trồng mới các loại rừng kinh tế kết hợp với phòng hộ. Về lúa gạo, cả tỉnh đã đạt mục tiêu trên 1 triệu tấn lương thực, nhưng hầu hết lúa gạo đó là lúa lai, tỷ lệ lúa thuần chất lượng cao rất ít.
Người tiêu dùng muốn ăn gạo ngon chất lượng cao phải tìm gạo Thái hoặc gạo Tám Thơm nơi khác sản xuất. Hoặc về sản xuất thực phẩm, nhất là thịt thì tỷ lệ nạc của tất cả các loại thịt (trâu, bò, lợn) đều thấp xa so với các nước nên không xuất khẩu được. Hoặc các loại rau, củ, quả không đồng đều, mẫu mã xấu và chưa xây dựng được thương hiệu an toàn, sạch nên chưa hấp dẫn người tiêu dùng.
Đó là chưa kể một số loại nông sản do lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vậttrong phòng trừ, sâu bệnh, trong bảo quản sản phẩmgây nên tồn dư trong nông sản lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Thực trạng nông sản chất lượng kém, chưa sạch, thiếu an toàn không chỉ tồn tại ở Nghệ An mà phổ biến nhiều địa phương trong cả nước và đang tạo kẽ hở cho các loại nông sản, rau củ quả các nước trong khu vực chảy vào thị trường nước ta. Đócũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiếnđầu ra của các nông sảngặp khó.
Sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung, Nghệ An nói riêng đang tiến hành thời kỳ hộinhập sâu rộng nên nông sản của ta có nhiều cơ hộivươn ra thị trường thế giới, song cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng, giá cảnông sản của các nước. Thực tiễn đó đòi hỏi các cấp và ngành Nông nghiệp, nhất là cán bộ chỉ đạo sản xuất và bà con nông dân cần phải nghiêm túc hơn trong nhận thức và tổ chức sản xuất.
Bên cạnh quan tâm về số lượng, chủng loại cần hướng mạnh quan tâm về chất lượng, giá thành và hiệu quả. Để đạt các tiêu chí chất lượng nông sản tốt phải quan tâm giải quyết đồng bộ các biện pháp thâm canh, trong đó phải hết sức coi trọng đến áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là công nghệ mới vào sản xuất.
Nhà nước nên có những cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân có ý chí làm giàu, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ mới, nhất là tạo điều kiện được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, các tiến bộ về giống, công nghệ sản xuất sản phẩm nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cườngliên doanh, liên kết để sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.
Trước mắt nên triển khai thực hiện tốt chủ trương vận động nhân dân dồn đổi, tích tụ ruộng đất, gắn vớixây dựng cánh đồng mẫu, vùng chuyên canh sản xuất nông sảnhàng hoá theo công nghệ cao, do doanh nghiệp đứng ra liên kếtvới nông dântổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Tổ chức các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ theo công nghệ cao, phát triển chăn nuôi gà, lợn siêu nạc theo hướng công nghiệp gắn vớigiải quyết tốt đầu ra, xử lý tốt môi trường... sớm xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ sinh học theo mô hình nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ để giải quyết nguồn giống cho sản xuất-yếu tố quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựngthương hiệucác nông sản hàng hoá an toàn gắn với chỉ dẫn xuất xứ - tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, góp phần hình thành nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao phát triển bền vững.
Văn Đoàn