Nói thẳng - khó hay dễ

03/04/2012 10:20

(Baonghean) - Việc thực hiện tốt tự phê bình và phê bình sẽ góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. "Tự phê bình" là đối mặt với chính mình, cực kỳ khó, còn "phê bình" là được người khác chỉ thẳng những sai phạm, hạn chế mà mình chưa nói hết. Phê bình tốt là yêu cầu phải nói thẳng những khuyết điểm cho người được phê bình thấy, dễ chấp nhận. Nhưng nói thẳng có khi lại thật khó.

Nói thẳng khó hay dễ? Một đồng chí đảng viên đã nghỉ hưu tâm sự: "Trên tinh thần của người đảng viên thấy sai thì mình nói thẳng, nói hết sự thật để đồng chí mình sửa", nghĩa là, người đảng viên cần mạnh dạn đấu tranh với sai trái.


Khi đặt vấn đề này ra, một đồng chí cho biết "Phê bình, nói thẳng những hạn chế, sai phạm rồi để khắc phục sửa chữa thì không ngại, nhưng khi chỉ ra khuyết điểm hạn chế đi đến biểu quyết vấn đề có liên quan đến quyền lợi, sinh mệnh... thì thật khó...". Có chi bộ một buổi sinh hoạt chất lượng thấp, không khí sinh hoạt nặng nề do những ý kiến nói thẳng không đâu vào đâu, nói theo kiểu "tung hoả mù", thiếu căn cứ nên không ai chịu nghe ai, cãi vã nhau dẫn đến nội bộ mất đoàn kết.


Như vậy, nói thẳng không dễ. Nguyên nhân dẫn đến "dĩ hoà vi quý", "bằng mặt nhưng không bằng lòng", "nghe thì cứ nghe" luôn tiếp diễn, cũng là do việc khó nói thẳng (khó đấu tranh với sai trái). Thiết nghĩ, điều quan trọng là vai trò của cấp ủy đảng, của đồng chí bí thư chi bộ, đảng bộ đó...phải tạ
o được không khí đấu tranh phê bình thẳng thắn, cởi mở, trước hết là bí thư chi bộ,đảng bộ... phải gương mẫu tự nghiêm khắc phê bình, thực hiện tốt việc trực tiếp đối thoại dân chủ, nói thẳng, có lý có tình, dễ nghe, dễ chấp nhận, thu hút được số đông tập trung vào phá vỡ "vỏ bọc", tìm ra sự thật.


Còn nói thẳng không khó, nếu khi nói thẳng, được bắt đầu từ một thái độ, ý thức, tư tưởng không vụ lợi vì động cơ mục đích cá nhân. Nếu vì mục đích trong sáng thì dẫu gặp vấn đề gay cấn nói thẳng vấn dễ được chấp nhận.


Hoàng Tùng