Nguy cơ cho vụ mía sau

09/04/2012 18:32

(Baonghean) - Mặc dù ngành Nông nghiệp đã nỗ lực, tiến độ tiêu hủy diện tích mía nhiễm bệnh chồi cỏ ở các địa phương vẫn rất chậm. Trong khi đó, chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là hết thời gian tiêu hủy tốt nhất trong năm theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Điều đáng nói,ở thời điểm hiện tại, khi tác nhân truyền bệnh cũng như thuốc đặc hiệu trị bệnh vẫn chưa có.

(Baonghean) - Mặc dù ngành Nông nghiệp đã nỗ lực, tiến độ tiêu hủy diện tích mía nhiễm bệnh chồi cỏ ở các địa phương vẫn rất chậm. Trong khi đó, chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là hết thời gian tiêu hủy tốt nhất trong năm theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Điều đáng nói,ở thời điểm hiện tại, khi tác nhân truyền bệnh cũng như thuốc đặc hiệu trị bệnh vẫn chưa có.

Là địa phương có diện tích mía bị nhiễm bệnh chồi cỏ nhiều nhất trong tỉnh, (trên 3000 ha) nhưng đến nay,toàn huyện Quỳ Hợp mới tiêu hủy được 1.180 ha mía bị bệnh,diện tích đang bị bệnh vẫn còn2.191 ha. Đặc biệt, tại vùng Dốc Dài (Hạ Sơn) hiện còn khoảng hơn 400 ha mía đến nay vẫn không được bà con thu hoạch vì đang chờ đền bù từ một dự án phát triển kinh tế khác trên địa bàn. Như vậy,sau hơn 3 tháng thực hiện chủ trương tiêu hủy, toàn huyện mới chỉ xử lý được 30% diện tích bị nhiễm bệnh. Hiện công tác phòng chống bệnh chồi cỏ mía ở Quỳ Hợp đang rất khó.



Nông dân Tân Kỳ tích cực làm cỏ mía. Ảnh: Châu Lan

Thời gian qua, Công ty Mía đường Tate & Lyle đã chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn giống sạch bệnh đưa về trồng trên địa bàn, nhưng diện tích nhiễm hoặc tái nhiễmvẫntăng nhanh. Theo ông Trịnh Hữu Hiền- Trạm Trưởng trạm BVTV huyện Quỳ Hợp thì,người dân và chính quyền một số địa phương chưa hợp tác với nhà máy. Đến thời điểm này, chỉ có khoảng 10% diện tích mía bị nhiễm nhẹ được người dân tiến hành tiêu hủy, chủ yếu ở những diện tích vườn gần nhà, còn những diện tích trồng xa, trên vùng đồi núi đều chưa được tiêu hủy.


Tại vùng mía nguyên liệu của Công ty Mía đường Sông Con, công tác tiêu hủy nguồn bệnh, đào bỏ gốc để xử lý mầm bệnh cũngđang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Trần Doãn Lê- Phó phòng Nông vụ Công ty Mía đường Sông Con lo ngại: Mặc dù công ty đã có nhiều cơ chế như hỗ trợ phân bón, vôi bột, thuốc diệt cỏ, tiền để người dân mua giống sạch bệnh nhưng người trồng mía nguyên liệu ở Tân Kỳ, Anh Sơn vẫn không thực hiện nghiêm túc việc tiêu hủy nguồn bệnh. Đặc biệt, ở các vùng đồi và cũng là vùng trọng điểm về bệnh của huyện Tân Kỳ như Tân Xuân, Giai Xuân, Tân Phú (giáp Nghĩa Đàn), do mưa nhiều, giao thông đi lại khó khăn nên đếnnay, bà con vẫn chưa thu hoạch - nguy cơ mầm bệnh lớn cho những vụ tiếp theo. Hiện tại, đơn vị đã tổ chức trồng lại trên 2.400 ha giống mía sạch bệnh, nhập hơn 2 nghìn tấn giống mía sạch từ Lam Sơn (Thanh Hóa) để chuẩn bị cho vụ trồng mới.

Nhưng với việc chủ quan, lơ là trong công tác tiêu hủy nguồn bệnh như hiện nay, liệu những diện tích mía được trồng mới bằng các giống sạch bệnh có an toàn? Ông Lê cho biết: Để làm tốt công tác phòng trừ bệnh, chỉ riêng trách nhiệm của người dân, địa phương và doanh nghiệp chưa đủ, mà còn rất cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị trong vấn đề tuyên truyền. Về phía công ty, sẽ sΩn sàng hỗ trợ kinh phí cũng như hướng dẫn kỹ thuật để dập bệnh chồi cỏ mía trong thời gian sớm nhất.


Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có trên 4.400 ha mía bị bệnh chồi cỏ, trong đó nhiễm nặng và trung bìnhgần 800 ha. Giám đốc Sở NN và PTNT- ông Nguyễn Thọ Cảnh cho biết: Để bệnh chồi cỏ mía phát triển và tồn tại dai dẳng có trách nhiệm của chính quyền, địa phương và cả người dân. Dù chưa tìm ra tác nhân lây bệnh cũng như các loại thuốc đặc hiệu, nhưng sau khi công bố dịch, trên cơ sở các tài liệu của nước ngoài và tư vấn của các cơ quan nghiên cứu khoa học và quản lý nhà nước, Sở NN và PTNT Nghệ An đã xây dựng phương án phòng chống dịch bệnhrất hiệu quả, tuy nhiên trách nhiệm tổ chức dập dịch của các địa phương cũng như việc thực hiện của người dânchưa nghiêm túc và triệt để. Người dân chưa nhận thức hết sự nguy hiểm mà bệnh chồi cỏ gây ra. "Theo quyết định của Nhà nước, chỉ có hai đối tượng về cây trồng được Nhà nước hỗ trợ khi bị dịch bệnh là bệnh vàng lùn, lùn sọc đen trên lúa và chồi cỏ mía. Ngành Nông nghiệp thực hiện tốt trách nhiệmcủa mình , nhưng Sở Tài chính và các huyện chưa thực sự làm hết trách nhiệm, vì thế tiền hỗ trợ cho người dân luôn đến chậm"- ông Nguyễn Thọ Cảnh nhận xét.


Thực tế, hiện không ít người dân chưa chú trọng đầu tư chăm sóc để có năng suất cao, ở nhiều vùngbà con còn để mía lưu gốc quá lâu, không làm cỏ, bóc lá và bón phân đầy đủ, do đó năng suất thấp cũng là nguyên nhân cho bệnh phát triển lây lan gây hại nặng. Việc bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng là do nhiều nguyên nhân, cả về khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân cơ bản là chưa thực hiện tiêu hủy nguồn bệnh một cách triệt để, cùng việc đầu tư chăm sóc chưa đúng quy trình, đặc biệt với những diện tích bị nhiễm nhẹ.

Thời gian tới, các địa phương, các trạm BVTV vùng nguyên liệu phải thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh, xác định cụ thể mức độ thiệt hại, đề xuất phương án xử lý và chỉ đạo phòng trừ kịp thời, dứt điểm. Các công ty mía đường phải khẩn trương thu hoạch hết toàn bộ diện tích mía bị nhiễm bệnh chồi cỏ,trồng lại theo đúng nông lịch, bảo đảm đủ giống sạch bệnh cho bà con trồng lại, thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ bà con xử lý bệnh, cố gắng kết thúc trước ngày 30/4/2012.


Phú Hương