Hồi sinh xuất khẩu thủy sản
(Baonghean) - Cách đây hơn một thập niên, Nghệ An nổi tiếng về xuất khẩu thủy sản đến các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU. Nhưng theo thời gian, xuất khẩu thủy sản Nghệ An chết dần, chết mòn khi doanh nghiệp nhà nước đứng bên bờ vực phá sản. Đến năm 2010, 2011, chúng tôi nhận được tin vui: công ty CP Thủy sản Nghệ An 2 đã mang kim ngạch về cho tỉnh nhà 3 triệu USD mỗi năm...
(Baonghean) - Cách đây hơn một thập niên, Nghệ An nổi tiếng về xuất khẩu thủy sản đến các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU. Nhưng theo thời gian, xuất khẩu thủy sản Nghệ An chết dần, chết mòn khi doanh nghiệp nhà nước đứng bên bờ vực phá sản. Đến năm 2010, 2011, chúng tôi nhận được tin vui: công ty CP Thủy sản Nghệ An 2 đã mang kim ngạch về cho tỉnh nhà 3 triệu USD mỗi năm...
Ông Phan Đình Đức- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP XNK Thủy sản NA 2(Cầu Giát- Quỳnh Lưu), nhớ lại những ngày gian khó khi công ty trở thành doanh nghiệp độc lập, tách khỏi nhà máy 1 ở Cửa Hội, rồi giai đoạn bước vào cổ phần hóa vào năm 2007. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ vốn ngân sách, vốn vay của Ngân hàng, người lao động thiếu tiền để mua cổ phần, vận động mãi mới góp được 300 triệu đồng.
Vốn của công ty 450 triệu đồng nhưng toàn là nhà xưởng, kho cũ. Vốn lưu động không có, nhà máy cứ xoay vòng trong khó khăn tìm vốn để mua nguyên liệu, nhất là khi đến mùa tôm, mua nợ nông dân không bán... Cứ "ăn đong" như vậy, tồn tại trong bao khó khăn nhất là khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục bị siết chặt về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, Mỹ chống bán phá giá , trong nước nguồn nguyên liệu khan hiếm...
Xuất khẩu tôm đi Mỹ ở Nhà máy chế biến thủy sản Nghệ An 2.
Để tồn tại được, ông Phan Đình Đức đã vận động anh em, cán bộ công nhân viên trong nhà máy góp bìa đất của gia đình để cùng vay tiền ngân hàng (vay ngắn hạn) mua nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Trước là doanh nghiệp nhà nước còn được vay, sau CPH số tiền vay càng ít dần, có những năm không vay được do Ngân hàng không tin vào khả năng trả nợ. Với hệ thống nhà xưởng, kho đông được nâng cấp 3,5 tỷ đồng, tuy chưa đồng bộ nhưng cũng đáp ứng được yêu cầu cấp đông, nhà máy đã tìm mua được nguyên liệu trong cả nước để đảm bảo việc làm cho gần 80 lao động. Để đảm bảo có lao động làm việc trong mùa tôm, những lúc chưa đến mùa nguyên liệu, nhà máy vẫn phải tạo việc làm cho công nhân, nếu không họ bỏ hết. Lãnh đạo công ty đã chỉ đạo mua tôm sắt, tôm biển(loại tôm nhỏ 200-300 con/ kg), về để cho công nhân bóc vỏ toàn bộ, làm tôm thành phẩm bán đi các nước. Tuy không lãi nhưng có việc cho người lao động chờ đến vụ.
Ông Đức cho biết, tôm Nghệ An chỉ nhiều trong 3 tháng, trong lúc đó, người khắp nơi đến tranh mua, người nuôi cũng chủ yếu bán cho nhà hàng, chợ, bãi biển được giá hơn. Nhà máy cũng phải tranh thủ mua tôm dự trữ. Hết mùa tôm của Nghệ An, công ty lại phải lùng mua tôm của Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế... để có việc làm quanh năm. Do thị trường ngày càng thắt chặt, công ty đành làm gia công hoặc xuất ủy thác qua các công ty lớn ở miền
"Năng nhặt, chặt bị", chịu khó tìm kiếm đơn hàng, hợp đồng để giữ cho được sự tồn tại của nhà máy trong hoàn cảnh khó khăn chung của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước là không còn, trong khi đó công ty phải tự bươn chải, trụ lại để người nuôi tôm Nghệ An yên tâm sản xuất. Vậy mà thật bất ngờ trong một Hội nghị tuyên dương người nộp thuế giỏi năm 2011, tôi đã gặp ông Phan Đình Đức đứng dậy phát biểu về thành tích nộp ngân sách 3,4 tỷ đồng năm 2011, vượt 200% KH.
Tìm hiểu được biết, 3 năm qua, công ty CP XNK Thủy sản Nghệ An 2 vẫn phát triển và xuất khẩu được khá nhiều sản phẩm trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cùng ngành phá sản. Năm 2009, doanh thu của công ty đạt 49 tỷ, xuất khẩu đạt 2,3 triệu USD, năm 2010 doanh thu đạt 64,2 tỷ đồng, kim ngạch đạt 2,545 triệu USD. Năm 2011 công ty chế biến được 1000 tấn tôm nguyên liệu, xuất khẩu đạt kim ngạch 3,08 triệu USD, doanh thu đạt hơn 64 tỷ đồng. Đây cũng là năm công ty nộp thuế lớn nhất từ trước đến nay với 3,4 tỷ đồng và được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh.
Theo ông Phan Đình Đức, một doanh nghiệp nhỏ như công ty của ông để đạt được như vậy là nỗ lực vô cùng lớn của toàn thể CBCNV. Công ty hiện có 18 đảng viên, 55 lao động phổ thông, 55 lao động thời vụ, hệ thống công đoàn mạnh, Chi bộ trong sạch vững mạnh. Ông Đức đã gắn bó với nghề chế biến thủy sản hàng chục năm, tâm huyết với nghề, trách nhiệm với đơn vị, ông luôn trăn trở là hoạt động trong nghề phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhất là năm nay, tôm nguyên liệu miền Nam chết hàng loạt, tôm miền Bắc rét nên bà con chưa thả. Ở Nghệ An đã tháng 3 mà tôm vẫn chưa nuôi. Ông đã đánh xe đi khắp các tỉnh mà chỉ mua được một ít tôm biển về chế biến. Nhà máy lại hoạt động cầm chừng.
Chúng tôi lại biết thêm thông tin: Năm 2012, Luật bảo vệ về môi trường có hiệu lực, doanh nghiệp chịu thêm thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xuất khẩu thủy sản là 0,1USD/kg, rồi các chi phí về kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tăng cao do EU cấm 5 dư lượng kháng sinh (trước cấm 3 dư lượng kháng sinh) , qui chế xuất khẩu càng ngặt nghèo. Suy thoái kinh tế thế giới cũng làm cho xuất khẩu thủy sản càng khó khăn. Nhưng với ông Đức, duyên nợ với nghề vẫn còn đó...
Châu Lan