Bài cuối: Cấp ủy, chính quyền cơ sở thiếu quan tâm
(Baonghean) - Ngoài các huyện triển khai tốt Quyết định 59/2010 như Tân Kỳ, Quỳ Châu, Con Cuông nhưđã phản ánh ở bài trước, thì ở nhiều huyện, do không triển khai hoặc triển khai hời hợt, nhiều chính sách hỗ trợ không đến được với người dân.
Chính sách hỗ trợ 42 xã nghèo của 8 huyện thể hiện quyết tâm của tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo bền vững các huyện miền Tây. Năm 2011, tỉnh Nghệ An dành 14 tỷđồng phân bổ cho các huyện thực hiện chính sách. Nhưng qua 1 năm triển khai, có thể thấy, nơi nào cán bộ huyện, xã quan tâm thì chính sách đến được với bà con, còn nơi nào thiếu sự quan tâm, vào cuộc của lãnh đạo huyện, xã thì chính sách vẫn nằm trên giấy. Nghĩa Đàn có 5 xã nghèo, năm 2011 được phân khai 1.430 triệu đồng, Quỳ Hợp có 10 xã nghèo, năm 2011 được bố trí 3.240 triệu đồng, nhưng cả 2 huyện trên chưa triển khai được một chính sách nào đến người dân. Các huyện Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Tân Kỳ, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp chưa thực hiện thu hút trí thức trẻ về xã theo chính sách.
Không ít xã cần thu hút trí thức trẻ nhưng cấp huyện chưa quan tâm, tạo điều kiện hoặc đưa người không đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, trong Quyết định 59/2010 có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn các xã nghèo nhằm thu hút lao động của các xã vào làm việc, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong vùng. Theo đó, doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, mức vay tối đa 500 triệu đồng/dự án sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay ở 8 huyện, chưa có doanh nghiệp nào được hưởng chính sách này.
Tương tự là chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động. Theo cơ quan thường trực các chương trình giảm nghèo của tỉnh là Sở LĐ-TB&XH, do các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động không có nhu cầu hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước nên khó khăn trong việc giải ngân, hỗ trợ chính sách cho người lao động (?).
Mặt khác, trong Quyết định 59 vẫn còn một số bất cập, như chính sách thu hút trí thức trẻ, thời hạn chỉ áp dụng 2 - 3 năm. Ông Trần Văn Chương- Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu - huyện duy nhất thực hiện được chính sách này cho biết: Với thời hạn như vậy, các trí thức hết thời hạn được hỗ trợ mà không có chỉ tiêu tuyển dụng thì cũng khó cho các em, gây tâm lý chưa yên tâm khi về công tác tại xã.
Đối với chính sách giao đất trồng rừng, giao rừng để sản xuất khó thực hiện vì phần lớn diện tích đất, rừng tại các huyện đã có chủ quản lý và sử dụng. Theo phản ánh của người dân, ngoài rừng phòng hộđã được chi trả tiền hỗ trợ bảo vệ, thì rừng giáp ranh, rừng tự nhiên có trữ lượng trung bình đã được giao khoanh nuôi bảo vệ cũng cần có hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con tích cực bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 59/UBND tỉnh, chỉ hỗ trợ cho các hộ có công bảo vệ rừng, nhưng một số Ban quản lý rừng phòng hộ lại nhận tiền đó về cho ban là không đúng đối tượng.
Ông Đặng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB và XH tỉnh cho rằng: Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Quyết định 59 nên các huyện, xã còn nhiều lúng túng. Hiệu quả chưa đạt là do công tác quán triệt, chỉđạo thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của tỉnh tại các huyện chưa quyết liệt. Công tác tổ chức thực hiện còn hời hợt, trách nhiệm chưa cao, thiếu tính chủđộng, chưa phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời kiến nghị khắc phục.
Như vậy, có thể thấy, chính sách dù có ý nghĩa nhân văn đến mấy nhưng thiếu sự quan tâm chỉđạo của các cấp ủy, chính quyền thì vẫn nằm trên giấy. Trong khi đó, số hộ nghèo tại một số xã được hưởng chính sách không giảm lại tăng lên như: Ngọc Sơn, Ngọc Lâm (Thanh Chương) tăng lên so với 2010 là 1,33%, Nghĩa Mai, Nghĩa Lạc (Nghĩa Đàn) tăng trên 3%, Lục Dạ (Con Cuông) tăng trên 5%.
Châu Lan