Lao động ở các Khu công nghiệp thiếu việc làm
(Baonghean) - Đầu năm là thời điểm các khu công nghiệp nhiều tỉnh phía Nam luôn thiếu nguồn nhân lực bởi số lượng lớn lao động ngoại tỉnh sau khi về quê ăn Tết vì nhiều lý do đã không quay lại, khiến doanh nghiệp phải cạnh tranh để thu hút lao động. Còn các khu công nghiệp ở Nghệ An thì ngược lại, ngoại trừ một số doanh nghiệp dệt may mới thành lập đi vào hoạt động cần tuyển lao động, còn lại phần lớn các doanh nghiệp.
(Baonghean) - Đầu năm là thời điểm các khu công nghiệp nhiều tỉnh phía
Ông Hoàng Hữu Dương- Giám đốc Công ty TNHH thương mại và XNK thuỷ sản Hải An- Khu công nghiệp Nam Cấm, chia sẻ: Năm 2010, doanh nghiệp thường xuyên có 80 lao động làm việc, hàng hoá tiêu thụ mạnh, tổng doanh thu cả năm gần 60 tỷ đồng. Năm 2011, doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho 100 lao động, nhưng từ đầu năm đến naychỉ còn 30 lao động có việc làm. Công nhân may tại Công ty CP may Minh Anh- Kim Liên.
Một phần do đặc thù của doanh nghiệp chế biến hải sản làm theo mùa vụ, thông thường từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm cần nhiều lao động vì vào mùa cá, doanh nghiệp thu mua nhiều hàng. Song nguyên nhân chính là do hiện nay đầu ra tiêu thụ quá chậm, hiện doanh nghiệp đang còn lượng hàng tồn kho 600 - 700 tấn cá các loại và chả cá.
Chị Hoàng Thị Trường ở xã Nghi Quang (Nghi Lộc) cho biết: "Tôi làm công nhân của doanh nghiệp Hải An từ khi mới thành lập, đến nay đã được 7 năm. Ở đây, người lao động làm việc hưởng theo sản phẩm, khi có việc thì làm tăng ca không kể ngày đêm, nhưng khi không có việc thì nghỉ dài ngày. Khi doanh nghiệp cần người thì thông báo trên hệ thống phát thanh xã, xóm tuyển dụng, lúc không có việc làm thì cho công nhân thôi việc. Giữa doanh nghiệp và người lao động chẳng có chi ràng buộc nên công nhân không an tâm với công việc của mình".
Tại xóm trọ tư nhân của Khu công nghiệp Bắc Vinh, chúng tôi gặp em Phan Thị Tâm quê ở xã Thịnh Thành- Yên Thành đang làm việc tại Công ty TNHH Matrix Vinh- Khu CN Bắc Vinh. Trước đây có những lúc cao điểm, nhiều đơn đặt hàng, lực lượng lao động tại công ty lên tới hơn 3.000 người, hiện nay giảm còn khoảng 400 - 500 lao động. Em Tâm cho biết: "Em đã làm việc gần 2 năm tại công ty này, tháng nào nhiều việc làm, tăng ca đầy đủ thì được hưởng lương 2,7 triệu đồng/tháng. Thông thường mỗi tháng có 1 tuần làm ca đêm (từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau), sức lao động bỏ ra nhiều nhưng thu nhập chưa tương xứng. Với đồng lương eo hẹp, chúng em phải tằn tiện chi tiêu mới đủ trang trải cho sinh hoạt. Không chỉ riêng tâm mà hàng chục công nhân khác ở xóm trọ này cùng chung tâm trạng phấp phỏng lo âu vì việc làm, không ổn định.
Tại Công ty CP may Minh Anh- Kim Liên (Khu CN Bắc Vinh), tình hình lao động, việc làm khả quan hơn. Ông Nguyễn Đình Sinh- Giám đốc Công ty cho biết: Năm 2012 được dự báo là một năm đặc biệt khó khăn đối với ngành dệt may. Trong khi sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Âu và châu Mỹ nhưng sức mua của hai thị trường này đang giảm mạnh. Với lợi thế khai thác thị trường nước Đức và một số nước Châu Âu khác, nên mặc dù trong khó khăn chung nhưng hiện nay doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng cho cả năm 2012.
Hơn 1.000 công nhân may của công ty có việc làm ổn định với mức lương bình quân của công nhân từ 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng, công ty đảm bảo các chế độ cho người lao động. Không như một số doanh nghiệp khác thường tuyển lao động theo thời vụ, công nhân vào Công ty CP may Minh Anh - Kim Liên được ký hợp đồng làm việc lâu dài trong công ty. Phát triển các khu công nghiệp được kỳ vọng thu hút đầu tư và giải quyết việc làm cho người lao động, song tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ta, người lao động có việc làm chưa nhiều.
Nguyên nhân một phần do quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhỏ hẹp, mức lương thấp, chưa hấp dẫn người lao động, trong khi đó một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất công nghiệp lớn hơn thì lại đòi hỏi trình độ, năng lực của người có trình độ chuyên môn hoặc đã qua đào tạo nghề... Do đó giữa cung và cầu trong đào tạo sử dụng lao động đang nhiều bất cập.
Quỳnh Lan