Tiềm năng "vàng trắng" chưa được phát huy

13/04/2012 21:01

(Baonghean) - Với lợi thếnhiều sông, suối,thuận lợi cho việc phát triển thủy điện ở các huyện miền núi , nên đến nay, Nghệ An đã có 32 dự án thủy điện đã và đang được triển khai với tổng số 972,45 MW. Đây là kết quảđáng mừng, nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều dự án triển khai với tiến độ chậm chạp...

(Baonghean) - Với lợi thếnhiều sông, suối,thuận lợi cho việc phát triển thủy điện ở các huyện miền núi , nên đến nay, Nghệ An đã có 32 dự án thủy điện đã và đang được triển khai với tổng số 972,45 MW. Đây là kết quảđáng mừng, nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều dự án triển khai với tiến độ chậm chạp...

TThời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta có nhiều dự án đầu tư phát triển thủy điện được triển khai xây dựng. Hiện nay, ngoài 4 dự án đã phát điện với tổng công suất 342,5MWlà thủy điện Bản Vẽ (320MW), Bản Cốc (18MW), Sao Va (3MW), Bản Cánh (1,5MW), có 15 dự án đang thực hiện quá trình đầu tư xây dựng với tổng công suất 501,2 MW, như: Thuỷ điện Hủa Na, công suất 180MW (do Công ty Cổ phần Thuỷ điện Hủa Na làm chủ đầu tư); Thuỷ điện Khe Bố: Công suất 100MW (Công ty Cổ phần phát triển điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư); Thuỷ điện Nhạn Hạc, công suất 45 MW (Công ty CP thuỷ điện Quế Phong và Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư); Thuỷ điện Sông Quang, công suất 12 MW (Công ty Cổ phần phát triển Năng lượng Sơn Vũ chủ đầu tư);hay Thủy điện Bản Mồng là dự án thủy lợi - thủy điện có mục tiêu và nhiệm vụ cấp nước tưới cho 18.871 ha ven sông Hiếu; cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt khoảng 22 m3/s và phát điện với công suất lắp máy 42 MW... Và hiện có 5 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và 8 dự án chưa được ấp giấy chứngnhận đầu tư.




Nhà máy thủy điện Bản Cốc (Quế Phong) công suất 18 MW hoàn thành đầu tư hiện đã phát điện.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tổng công suất các dự án đã phát điện mới chỉ342,5MW trong tổng số 972,45 MWkế hoạch.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc triển khai đầu tư các dự án còn chậm so với tiến độ đã phê duyệt, nhiều dự án hiện nay chủ yếu đang triển khai bồi thường GPMB.

Đặc biệt có một số dự án thực hiện chậm quá thời hạn theo quy định tại Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) như thuỷ điện Nậm Pu, Nậm Hạt, Môn Sơn, Nậm Típ. Một số nhà đầu tư chưa đảm bảo năng lực để thực hiện dự án (nhấtlà năng lực về tài chính). Nhiều dự án đang vướng mắc về công tác đền bù và GPMB làm ảnh hưởng đến tiến độthực hiện các dự án.


Mục tiêu phấn đấu của tỉnh ta là đến năm 2020, tổng công suất nguồn điện đạt khoảng 3703,35 MW với sản lượng điện đạt 20,83 tỷ kWh. Trong đó công suất nguồn thủy điện đạt 1303,35MW với sản lượng điện phát 5,229 tỷ kWh. Với thực tế khó khăn về nguồn vốn đầu tư như hiện nay, thì mục tiêu trên là nhiệm vụ nặngđối với lĩnh vực đầu tư thuỷ điện.

Vì vậy, trong thời gian tới cần làm tốt công tác xây dựng quy hoạch phát triển nguồn điện và xếp hạng thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, giúp các nhà đầu tư lựa chọn, thực hiện đầu tư có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, tiến hành rà soát quy hoạch, đôn đốc thực hiện các dự án có tính khả thi cao, ít ảnh hưởng đến môi trường,loại bỏ những dự án không khả thi. Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình theo đúng quy hoạch được phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển nguồn điện trên địa bàn đúng định hướng.

Theo cán bộ Sở Công thương: Các cấp, ngànhcần đôn đốc các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư khởi công xây dựng công trình. Đối với các dự án đã khởi công, cần tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về công tác bồi thường GPMB, tái định cư và các thủ tục hành chính liên quan. Đối với các dự án chậm tiến độ, cần đánh giá nguyên nhân cụ thể để có biện pháp, chế tài xử lý nghiêm, hoặc chấm dứt thực hiện dự án....


Để khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng nguồn "vàng trắng" trên địa bàn các huyện miền núi miền Tây Nghệ An xem ra vẫn còn nhiều việc cần làm.


Hoàng Vĩnh