"Biết mà không nói là có lỗi với Đất nước"
(Baonghean) Đó là phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc với cử tri Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, ngày 25/6/2012.
Tại buổi tiếp xúc, ngoài việc tiếp thu, giải trình những ý kiến, kiến nghịđối với một số vấn đề cử tri quan tâm... Chủ tịch nước còn nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của cử tri đối với việc phát hiện và phản ánh những vấn đề tiêu cực: "Biết mà không nói là có lỗi rất lớn, nếu là dân thì có lỗi với đất nước, đảng viên thì có lỗi với Đảng. Nếu tất cả chúng ta sợ hết thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao? Không thểđược đâu, phải hành động thôi!". Chắc hẳn, những phát biểu đầy trăn trở, tâm huyết đó, Chủ tịch nước không chỉ bày tỏ với cử tri một quận!
Trên thực tế, có không ít vấn đề, vụ việc nổi cộm, nếu cử tri sớm phát hiện, phản ánh một cách trung thực, thẳng thắn, không sợ mất lòng, thì chắc chắn không có tình trạng sai phạm kéo dài hoặc trở nên trầm trọng, đáng tiếc. Nếu cử tri sợ lên tiếng, ngại phát biểu, thì người đại biểu dân cử khó lòng tiếp cận được đầy đủ thông tin, không nắm bắt được bản chất tình hình, dẫn đến những hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và chỉđạo chính quyền xem xét, giải quyết. Và nếu cử tri ởđâu cũng sợ lên tiếng, ngại phát biểu, thì tình trạng tham ô, tham nhũng, vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trở nên tràn lan, khó bề kiểm soát, lúc đó nguy cơ và hiểm họa thật khôn lường.
Hiện nay, có một hiện tượng chúng ta thường bắt gặp là một số cán bộ, người dân có thái độ thờơ với nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực, biết mà không nói, không phản ánh các thông tin tiêu cực, sai phạm. Cũng có hiện tượng khác là có một bộ phận khác chỉ hăng hái nói, hăng hái bày tỏ ý kiến ở những nơi không chính thức, đến khi có dịp cần nói thì không nói, khi có yêu cầu tham gia ý kiến bằng văn bản thì né tránh. Do đó, thông tin về sự thật có khi bị che lấp, có khi đến được với đại biểu dân cử, với chính quyền, thì đã bị "khúc xạ", bị méo mó, bị giảm tránh đi nhiều phần. Dù xuất phát từ tâm lý thụđộng hay tâm lý lo sợ thì những hiện tượng đó đều thể hiện thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, thiếu tinh thần xây dựng, rất đáng phê phán.
Vì thế, để khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, vềđạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, cửa quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, tham nhũng, tình trạng tiêu cực, sai phạm đang diễn biến phức tạp, đầy nhức nhối, hơn lúc nào hết mỗi đảng viên, cán bộ cơ sở, người dân cần nêu cao ý thức tự giác trong việc chủđộng phát hiện, phản ánh thông tin tiêu cực; tích cực tham gia phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Nói những gì mình biết, phản ánh những gì mình nắm bắt được, mạnh dạn phản ánh tiêu cực và tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bất cập... là cách để thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cử tri đối với Đảng, với đất nước, với nhân dân trong bối cảnh này.
Phải chăng, đó là thông điệp mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, đại biểu Quốc hội Trương Tấn Sang muốn nhắn nhủđến cử tri của cả nước, đồng thời cũng là yêu cầu mà Đảng, Nhà nước đặt ra đối với mỗi đảng viên, cán bộ, người dân lúc này...?!
Đức Dương