Cuộc gặp gỡ của Bác Hồ với danh họa thế giới Picasso
Nhắc tới Picasso, người Việt Nam thường nghĩ ngay đến một danh họa nổi tiếng, nhưng ít người biết rằng ông còn là một nhà hoạt động chống chiến tranh nổi tiếng và là một người bạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thường thường, trước khi đến thăm một nước nào đó, tôi tìm đọc sách về các lĩnh vực của nước đó, như địa lý, kinh tế, xã hội và các nhân vật có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá - chính trị của nhân dân.
Tới Tây Ban Nha, ngoài những hiểu biết chung, tôi có ấn tượng đặc biệt sâu sắc đến ba người, đó là bà Ibaruri, lãnh tụ của phong trào cách mạng nước này, vốn là người bạn thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; F.G. Lorca, nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu lỗi lạc của Tây Ban Nha thế kỷ XX và Pablo Picasso, đại danh họa của thế giới, chiến sĩ hoà bình và là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.
Khi dừng chân tại
Tôi đặc biệt nhớ về một vài tác phẩm của ông ở thời niên thiếu đó, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng
Ở tuổi 16, Picasso đã học tất cả những gì mà viện hàn lâm có thể cung cấp. Nhưng chàng trai ấy đã hiểu: cuộc sống kia là trường học vô tận và ông không ngừng trưởng thành nhờ sự phong phú của cuộc đời, nguồn cảm hứng do lao động đem lại. Tiếp nối tài năng của cha, kế tục truyền thống hội họa của nước nhà, Picasso hấp thụ lòng yêu thương, nhân hậu của bà mẹ, lại sớm có ý thức tự chủ, cầu tiến, nhiệt tình hấp thụ và đón nhận các tinh hoa của nhân loại - mà những năm đầu ở Paris là cực kỳ quan trọng - cộng với thiên tài bẩm sinh, Picasso trở thành một trong những danh họa lớn nhất của loài người. Ông để lại một di sản cực lớn và vô cùng quý giá: đó là hàng vạn tác phẩm, trong đó có 1.885 tranh sơn dầu, 15.000 bức đồ họa, 1.228 tác phẩm điêu khắc, 34.000 tranh minh họa, hàng nghìn tác phẩm gốm cùng hàng nghìn bức phác thảo đang trên quá trình sáng tạo.
Picasso cùng vợ và con trai (1952).
Ông vĩnh viễn ra đi ở tuổi 92, đó là năm 1973 - năm ký Hiệp định Paris về hoà bình ở Việt Nam - tại chính thành phố mà ông gắn bó từ tuổi 18 và hiển hiện như một nghệ sĩ đầy tính chiến đấu, đã kiên cường ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của một dân tộc mà ông được biết, được mến yêu thông qua một con người đặc biệt - đó là Nguyễn Ái Quốc, người đã kết bạn cùng ông tại trụ sở nhóm Ánh Sáng (Clarte). Có thể nói, tình bạn này cũng như tình bạn của Bác Hồ với nữ lãnh tụ cách mạng Ibaruri là nhịp cầu của quan hệ giữa hai dân tộc Việt
Theo cuốn “Vị thượng khách của nước Pháp” (NXB QĐND 2001) thì cuộc gặp gỡ của Bác Hồ khi Người là vị thượng khách của Chính phủ Pháp với Picasso tại
Khi Hồ Chí Minh đến gần cửa, Picasso nhận ra ngay, vội chạy tới: "Chào anh Nguyễn!". Hai người ôm chầm lấy nhau. Picasso lùi lại một bước, ngắm người bạn cũ:
- Anh chóng già quá, nhưng đôi mắt vẫn trẻ và như sáng hơn thời chúng ta gặp nhau và trò chuyện.
Trân trọng hướng dẫn Bác Hồ đi thăm phòng tranh của mình, Picasso vui vẻ nói:
- Xin anh cho tôi một lời khuyên!
Bác Hồ nói:
- Chúng tôi đến chiêm ngưỡng nghệ thuật của anh. Mọi lời bình luận về tranh của Picasso chỉ là nét viền quanh cái khung của bức tranh. Anh miễn cho tôi, một người không am hiểu nghệ thuật cho lắm.
Picasso cười thoải mái, giọng vui hẳn lên:
- Anh Nguyễn ạ, tôi còn nhớ những bức tranh anh vẽ trên báo Le Paria (Người cùng khổ-TG)... Ngày ấy tôi nói với Henri Basbusse: "Chỉ mấy nét vẽ này đã cho ta thấy một tư tưởng, một tâm hồn đẹp tàng ẩn bên trong". Nếu như anh tiếp tục con đường hội họa thì biết đâu đấy, cũng có thể sẽ có một Nguyễn Ái Quốc họa sĩ. Nhưng hôm nay anh Nguyễn là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đi hàng đầu của cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và của các dân tộc bị áp bức khác.
Họa sĩ mời Bác Hồ uống nước rồi phác mấy nét chân dung Người. Xong ông cất vào cặp giấy vẽ, đến lúc tiễn ông ra cửa, mới trao cho Bác. Sau đó, Bác trao lại cho người thư ký riêng cất giữ. Tiếc thay, qua nhiều năm sóng gió của chiến tranh, bức chân dung đã thất lạc; nếu còn, nó sẽ là một bằng chứng sinh động cho tình bạn giữa hai vĩ nhân.
Năm 1961, nhân dịp Picasso 80 tuổi, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng ông. Trong thư, Người viết: "Con chim bồ câu hoà bình do Picasso vẽ, rất quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân khắp nơi trên thế giới, đã biểu hiện một cách rực rỡ lòng tin mãnh liệt của nhà nghệ sĩ lớn ấy vào sự vươn tới hoà bình không gì có thể ngăn cản nổi của nhân dân các dân tộc".
Đó là những lời tốt đẹp mà vị lãnh tụ tối cao của nhân dân ta dành cho nhà danh họa - người có cảm tình đặc biệt với cuộc kháng chiến của Việt
"Đối với chúng ta, những họa sĩ, nghề nghiệp của chúng ta là ở đây, trong chiến tranh và hoà bình. Hiển nhiên là tất cả nghệ thuật hiện đại đứng về Việt
Thật cảm động, cho đến trước khi qua đời, đại danh họa vẫn hướng về Việt
Theo CAND-M