Đất nước phụ nữ thoải mái "lập phòng nhì"

07/06/2012 16:55

Nằm nép mình dưới chân dãy núi Himalaya, giữa hai quốc gia lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, không như những dân tộc khác trên thế giới ưa chuộng sự hội nhập, đất nước Bhutan nhỏ bé rất khép kín và còn giữ lại hầu như hoàn toàn những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.

Nằm nép mình dưới chân dãy núi Himalaya, giữa hai quốc gia lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, không như những dân tộc khác trên thế giới ưa chuộng sự hội nhập, đất nước Bhutan nhỏ bé rất khép kín và còn giữ lại hầu như hoàn toàn những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.

Tại một số nơi trên vùng đất nhỏ bé này, vai trò của người phụ nữ vẫn rất được coi trọng. Họ có quyền vượt tầm nam giới và có thế lấy một lúc hai chồng.

Ở quốc gia này, vai trò của phụ nữ được đánh giá cao ( ảnh minh họa)

Hiện nay, tại một số vùng nông thôn của đất nước có nền kinh tế còn khá lạc hậu này, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội được đánh giá cao hơn nam giới. Theo tục lệ tại các vùng này, sau khi kết hôn, các chàng rể nhất thiết phải đến ở nhà vợ. Đương nhiên, khi phân chia tài sản thì người phụ nữ sẽ được ưu tiên hơn. Khi người phụ nữ tại các vùng này chán chồng và muốn lập "phòng nhì" thì các chị các bà có thể tự do lấy chồng hai mà không cần có sự đồng ý của các đức lang quân. Điều này không vi phạm vào luật hôn nhân gia đình cũng như không vi phạm vào bất cứ quy tắc đạo đức, luật tục truyền thống nào.

Tại một số vùng đặc biệt trên đất nước Bultan, chế độ mẫu hệ là hình thái tổ chức xã hội chủ yếu. Trong gia đình, người phụ nữ làm chủ còn đàn ông chỉ có vai trò hỗ trợ. Phụ nữ tại một số bộ tộc ở Bultan có quyền quyết định mọi việc quan trọng của gia đình như ma chay, cưới hỏi... Tại những cuộc họp bàn mang tính quan trọng và khép kín này, cánh đàn ông sẽ chỉ đứng ngoài mà không được tham dự nếu không được cho phép.

Đối với con cái, có gia đình thì cả bố và mẹ cùng nuôi dưỡng, nhưng nếu không muốn thì người phụ nữ có thể nuôi con một mình mà không cần sự trợ giúp từ người chồng.

Gái đi "tán" trai

Cũng giống như Tây vương Nữ Quốc của người thuộc dân tộc Mosuo, thuộc thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc theo chế độ mẫu hệ, những người phụ nữ tại những bộ tộc xa xôi của Bultan được tự kiếm chồng. Từ 13 tuổi trở đi, những bé gái tại các bộ tộc này đã đủ tuổi để có thể tìm bạn trai và kết hôn theo ý muốn. Theo truyền thống của nhiều bộ tộc, các lễ hội tổ chức hàng tháng là cơ hội đặc biệt lý tưởng để cho các cô gái có thể tìm bạn đời. Nếu thích một ai đó trong nhóm các chàng trai, họ sẽ đánh tiếng bằng cách liếc mắt đưa tình hoặc tặng chàng trai đó một món quà nào đó gọi là lễ vật làm tin. Sau khi trò chuyện và hỏi địa chỉ, nếu chàng trai cũng cảm mến cô gái thì trong thời gian ngắn anh ta sẽ đến nhà và hát cho cô gái nghe những bài ca về tình yêu đôi lứa.

Thường thì những bài hát sẽ được xướng lên vào những đêm trăng sáng và bên cửa sổ buồng của cô gái đó. Nếu đáp lại tình ý của người lạ, cô gái sẽ mở cửa sổ và tiếp tục nghe chàng trai hát. Nếu không thì cửa sổ đóng im ỉm mặc cho sự nhiệt tình ca hát của chàng thanh niên trẻ phía ngoài.

Hiện dân số ở Bhutan hiện nay vào khoảng 670.000 người và số bộ tộc sinh sống tại các vùng hẻo lánh cũng đã chiếm tới . Mặc dù có khác nhau về lối sống và phong tục, tuy nhiên, Bultan cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới mà toàn bộ dân số đều theo đạo Phật.


Theo nguoiduatin - Vp