Chính sách hỗ trợ 42 xã nghèo: Bài 1: Những điểm sáng
(Baonghean) - Quyết định số 59 của UBND tỉnh Nghệ An năm 2010 về 6 gói hỗ trợ cho 42 xã nghèo của tỉnh ngoài các huyện 30a được coi là chính sách riêng của Nghệ An nhằm giúp các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên vươn lên thoát nghèo... Mỗi năm, ngân sách tỉnh dành từ 14 đến 17 tỷđồng cho 42 xã để hỗ trợ người dân chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng, khai hoang, phục hóa....
Trong những năm qua, mặc dù công tác giảm nghèo của tỉnh được coi là một nhiệm vụ trọng tâm nhưng do có nhiều huyện miền núi nên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao (18,79%, bình quân cả nước là 11,76%). Để hỗ trợ các xã nghèo, ngoài các xã thuộc các huyện thuộc diện 30a của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 59 /UB-UBND ngày 12/8/2010 để hỗ trợ cho 42 xã nghèo thuộc 8 huyện: Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông, tổng mức đầu tư dự kiến 85,5 tỷđồng, mỗi năm kế hoạch bố trí 17,1 tỷđồng. Năm 2011 và 2012 tỉnh đã bố trí 31,5 tỷđồng.
Vợ chồng anh Thiết, chị Minh thôn Thung Mòn- Đồng Văn- Tân Kỳ khai hoang phục hóa đồi trọc thành đất trồng mía.
Chính sách tập trung đầu tư hỗ trợ cho các hộ nghèo ở các nội dung: Hỗ trợ gia đình được giao chăm sóc, bảo vệ rừng (200.000 đồng/ha/năm); hỗ trợ giống cây lâm nghiệp để trồng rừng 1 triệu đồng/ha; hỗ trợ khai hoang, phục hóa sản xuất nông nghiệp 10 triệu đồng/ ha và mua giống vật tư phân bón để sản sản xuất 1 triệu đồng/ha; hỗ trợ xuất khẩu lao động, chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ và thu hút tri thức trẻ về làm việc tại xã; chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụở 42 xã nghèo.
Xã Đồng Văn- Tân Kỳ là một điểm sáng trong toàn tỉnh khi triển khai chính sách hỗ trợ cho các xã nghèo. Với địa hình chủ yếu đồi trọc, khe suối chia cắt, nhiều hốc chọ, sản xuất nông nghiệp ởĐồng Văn nhiều năm qua phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 60%. Xã đã phổ biến chính sách cho các xóm, xóm họp bà con, họp tổ phổ biến mức hỗ trợ cho bà con, ví như khai hoang được nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng/ha, phục hóa được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha... Đến nay, trải khắp các khe đồi, suối cạn, hốc chọ của xã là một màu xanh mênh mông của mía non vụ xuân. Nhiều hộ nông dân ởĐồng Văn đã san đồi, bạt núi, lấp khe "điếc" để phục hóa đất xấu, đất dốc thành đất sản xuất mía công nghiệp, đưa lại hiệu quả rất cao trong sản xuất.
Anh Trần Bá Huy ở thôn Thung Mòn - Đồng Văn dẫn chúng tôi đi khoe 4,5 ha mía mà vợ chồng anh đã đổ công sức vào san lấp khe đồi, tạo độ bằng cho đất đểđưa máy móc vào. Anh cho biết: Được Nhà nước hỗ trợ phục hóa 5 triệu đồng/ha, cùng vốn vay từ ngân hàng, anh em họ hàng, gia đình tôi đã thuê hơn 600 chuyến xe ben chởđất từđồi cao đổ xuống (khe cạn) này. Năm 2011, gia đình tôi thu hoạch được 210 tấn mía, năm 2012 với 4,5 ha mía, dự kiến cho thu hoạch 240 - 260 tấn mía, với giá 900.000 đồng/tấn, tổng thu nhập ít nhất được 2,16 tỷđồng.
Gia đình anh Nguyễn Quang Thiết, chị Nguyễn Thị Minh ở cùng thôn Thung Mòn cũng mạnh dạn phục hóa đồi trọc sau lưng nhà làm đất trồng mía. Vợ chồng trẻ mới xây dựng gia đình, chỉ có 3 sào lúa trước cửa nhà không hểđủăn, vợ chồng anh trằn trọc suy nghĩ phải mạnh dạn đào đất, nhặt đá cải tạo đồi trọc để thêm đất sản xuất. Nhận thấy ngọn đồi đầy đá, cằn cỗi, mùa mưa nước lũ còn chảy xói xuống nhà, vợ chồng anh quyết định thuê máy vào xúc, san ủi, tạo độ bằng, nhặt hết đá tảng rồi bừa đất trồng mía. Năm 2011, anh Thiết đã khai hoang, phục hóa được 1 ha đất đồi để trồng mía, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng.
Xóm trưởng thôn Thung Mòn, anh Bùi Bá Hợi cũng là hộ tiên phong trong sản xuất, hướng dẫn bà con. Anh cho biết: Tiếp nhận chính sách hỗ trợ cho 42 xã nghèo của tỉnh, nhận thấy đây là một cơ hội để giúp bà con vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xóm đã vận động bà con, trực tiếp hướng dẫn những vị trí có thể khai hoang, phục hóa, cách bón phân, chăm sóc để cây mía, cây sắn cho năng suất cao. Năm 2011, cả thôn có 40 hộ phục hóa được 17 ha đất xấu thành đất mía, thêm được hàng chục tỷđồng tiền mía. Năm 2012 lại thêm 40 hộ nữa đăng ký phục hóa đất xấu để phát triển sản xuất. Diện tích mía năm 2012 cả xóm đã tăng được 140 ha.
Chủ tịch UBND xã - ông Phạm Công Lý phấn khởi: Năm 2011, Đồng Văn được hỗ trợ 410 triệu đồng phục hóa cho 82 ha ở nhiều xóm, bản. Chính sách đã thực sự trở thành động lực cho xã trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2012, xã sẽ triển khai tiếp các chính sách về trồng rừng cho bà con, xuất khẩu lao động...
Ở Tân Kỳ, Quyết định số 59 cũng được triển khai tốt ở Tân Hương, Tân Hợp. Không chỉ khai hoang, phục hóa, năm 2011, có 5.162 ha rừng phòng hộ trên địa bàn huyện đã được giao cho 2.496 hộ bảo vệ và được hưởng kinh phí.
Còn ở Con Cuông, ông Lang Vi Đức - Chủ tịch UBND xã Đôn Phục cho biết: Cuối năm 2010, xã được đi tập huấn về chính sách hỗ trợ cho 42 xã nghèo, trong đó có Đôn Phục. Đây quả thực là chính sách thiết thực với Đôn Phục, vì xã có diện tích rừng rất lớn, gần 10.000 ha rừng, trong đó 7000 ha rừng tự nhiên. Vì vậy, có chính sách hỗ trợ, công tác bảo vệ, khoanh nuôi rừng được tốt hơn.
Theo ông Hoàng Đình Tuấn-Chủ tịch UBND huyện Con Cuông: Con Cuông là một trong những huyện triển khai có hiệu quả Quyết định số 59, có 9 xã nghèo được hỗ trợ là: Môn Sơn, Lục Dạ, Châu Khê, Lạng Khê, Cam Lâm, Bình Chuẩn, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn. Năm 2011, Con Cuông là huyện giải ngân được nhiều nhất số kinh phí với 2,287 tỷđồng, trong đó chủ yếu là hỗ trợ cho công tác bảo vệ chăm sóc rừng phòng hộ 5.757 ha, với 509 hộđược hưởng. Huyện cũng đã hỗ trợ kinh phí xuất khẩu lao động cho 11 người, tổng số tiền 71,5 triệu đồng, hỗ trợ khai hoang phục hóa 10 ha, với số tiền 200 triệu đồng...
Trong Quyết định số 59 có chính sách hỗ trợ cho cán bộ tăng cường và thu hút trí thức trẻ về làm việc tại các xã. Đến nay, chỉ có Quỳ Châu là huyện duy nhất thực hiện chính sách này. Năm 2011, Quỳ Châu đã thu hút được 11 trí thức trẻ về công tác tại các xã nghèo: Châu Phong, Châu Nga, Châu Hội, Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Thuận, Châu Hoàn... Ông Trần Văn Chương- Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngoài tiền lương được hưởng, các trí thức trẻđược hỗ trợ 10 triệu đồng năm đầu tiên về xã. Mặc dù theo chính sách, chỉ cần thu hút các trí thức trẻ từ trung cấp trở lên nhưng Quỳ Châu đã thực hiện thu hút từ trình độ cao đẳng, đại học có chuyên môn về nông nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng để hỗ trợ bà con. Các em chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc ở Quỳ Châu. Năm 2012, huyện đã thu hút được 19 trí thức nữa, tổng cộng là là 30 trí thức trẻ về với các xã nghèo.
Châu Lan