Từ một nghị quyết đúng
(Baonghean) Nhiều năm liền, ngành học mầm non ở huyện Thanh Chương rất khó khăn, bế tắc: Lớp học tạm bợ, phải mượn nhà dân hoặc hội quán của thôn xóm; trang thiết bị nghèo nàn, chỉ mấy tờ tranh, ống bia... cô trò tự làm; các cô giáo ngoài biên chế thu nhập thấp, bấp bênh, chênh lệch, có người hàng chục năm gắn bó với trẻ, "bỏ thì thương, vương thì tội"; chất lượng nuôi dạy trẻ không đồng đều; huy động nguồn lực rất khó khăn,...
(Baonghean) Nhiều năm liền, ngành học mầm non ở huyện Thanh Chương rất khó khăn, bế tắc: Lớp học tạm bợ, phải mượn nhà dân hoặc hội quán của thôn xóm; trang thiết bị nghèo nàn, chỉ mấy tờ tranh, ống bia... cô trò tự làm; các cô giáo ngoài biên chế thu nhập thấp, bấp bênh, chênh lệch, có người hàng chục năm gắn bó với trẻ, "bỏ thì thương, vương thì tội"; chất lượng nuôi dạy trẻ không đồng đều; huy động nguồn lực rất khó khăn,...
Bước vào nhiệm kỳ 2000-2005, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương (khóa XXVII) đã xác định những vấn đề trọng tâm, trong đó có củng cố ngành học mầm non.
Ban Thường vụđã ra Nghị quyết số 08 "Củng cố, phát triển ngành học Mầm non giai đoạn 2001-2005 và những năm tiếp theo". Năm 2005, Huyện ủy đã tiến hành đánh giá việc thực hiện Nghị quyết này, sau đó, Huyện ủy đã có Chỉ thị 15 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết trong những năm tiếp theo.
Nhờ thực hiện Nghị quyết và Chỉ thị này, cùng với việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới, ngành học mầm non của huyện đã thoát khỏi khó khăn. Tất cả các lớp học đã có quy hoạch đất lâu dài, có phòng học riêng khá khang trang, trang thiết bị tương đối đầy đủ, chất lượng nuôi dạy trẻđược nâng lên. Qua hội thi của ngành, các trường vùng xa như Thanh Thủy, Thanh Đức, Thanh Mỹ... đã đoạt giải cao ở huyện. Đến nay, có 16/40 trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhất là từ khi có chủ trương chuyển giáo viên vào công lập, ngành mầm non đã có những bước tiến mới. Đội ngũ giáo viên có thu nhập ổn định, yên tâm, phấn khởi.
Những năm đầu mới thực hiện, Huyện ủy có công văn nhắc nhở các cơ quan, doanh nghiệp... làm trước, đưa lên truyền hình của huyện để tuyên truyền cho các địa phương, đơn vị thực hiện. Sau đó, đã thành lệ thường, phong trào được hưởng ứng mạnh mẽ. Cơ quan nào trên địa bàn cũng tham gia tặng quà cho các cháu. Có những doanh nghiệp, doanh nhân ở Hà Nội, Ninh Bình, Vinh, các cơ quan của Trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn... cũng góp phần; ở một sốđịa phương, các tư thương cũng mang cả bình nước, quạt cây, ghế nhựa, bánh kẹo,... cho các cháu.
Thời kỳđó, mỗi năm trị giá số quà tặng cả huyện chỉđược 400-500 triệu đồng. Dăm năm trở lại đây, mỗi năm trị giá lên tới gần 2 tỷđồng/năm, năm 2011 đạt hơn 2 tỷđồng.
Anh Đặng