Niềm vui chiến thắng của dân quân bản Lốc

28/04/2012 14:39

(Baonghean) - Năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang ném bom miền Bắc XHCN, là xã vùng cao biên giới, Thông Thụ (Quế Phong) là địa bànchiến lượcquan trọng, lànơi thông thươngvới nước bạn Lào.

Thường ngày, mỗi lần cất cánh từ Thái Lan đi oanh tạc ném bom miền Bắc và các địa phương khuvựcmiền Trung, máy bayMỹ vẫn bay qua vùng trờiThông Thụ. Trước những diễn biến leo thang của đế quốc Mỹ, theo chỉ thị củatrên, xã Thông Thụ thànhlập một Trungđội dân quân chiến đấu sẵn sàng đánh trảlại những đợt oanh kích củamáy bay Mỹ và tấn công, truyquét những nhóm gián điệpbiệt kích lén lút xâm nhập vào địa bàn từ bên kia biên giới.



Già làng Lương Văn An- B phó Trung đội dân quân bảnLốc đang kể chuyện hạ máy bayMỹ năm xưa.

Trung đội dân quân bản Lốc (xã Thông Thụ) có 30 cán bộchiến sỹ , tất cảđềulàngười dân tộc Thái, đượctuyển chọn kỹ trong lựclượng thanh niên địaphương. Họ là những ngườicó sức khoẻ, có tinh thần, dũng cảm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Năm đó, ông Lương Văn An 41 tuổi vàđược giao trách nhiệm B phó phụ trách đơn vị trực chiến sẵn sàng đánh trả máy bay Mỹ trên trận địa phòng không tầm thấp được bố trí ở núi PùLôông, thuộc bản Lốc, xã Thông Thụ với hệ thống công sự chiến đấu chắc chắn.

Đây là đơn vị dân quân trực chiến được tổ chức theo chế độ dân nuôi. Để đánh trả máy bay tầm thấp, vũ khí bộ binhđược trang bị là những khẩu Trung liên K53 và súng trường K44, thực sự không mấy dễ dàng. Lợi thế duy nhất của đơn vị là trận địa được xây dựng trên một ngọn núi cao, hơn nữa, máy bay qua đây thường bay rất thấp, có khibay sát ngọn núi cao nhất trong vùng. Hàng ngày bất kể nắng mưa, trưa chiều mọi người rất hăng say luyện tập theo hướng dẫn của cán bộ Ban CHQS huyện Quế Phong. Từng phương án, từng chiến thuậtchiến đấu đều thành thục chờ thời cơ bắn hạ máy bay Mỹ bằngsúng bộ binh.


Vừaluyện tập, vừa cảnh giác cao nhưng chưa một lầnnổ súng, anh em trong đơn vịđều tỏ ra nóng ruột trước sự tin yêu của đồng bào… Cuối cùng thời cơ cũng đến. Đó làmột trưa hè tháng 6/1967, khi cả đơn vị vừa sau buổi tập và nghỉ ngơi, Tiểuđội trực chiến phát hiện một tốp 3 chiếc máy bay Mỹ bay từ hướng Đông Nam luồnlách qua các khe núi đangđến gầnvị trí trực chiến. Báo động! Cả đơn vị nhanhchóng vàovị trí chiến đấu.

Đạn lên nòng, cả Trung đội dõi theo hướng máy bay Mỹ,sẵn sàng nhận lệnh của chỉ huy. Chiếc máy bay “Con ma” (tên thường gọiloại tiêm kích F4H của không quân Mỹ) dẫn đầu to dần trước mũi súng của mỗi người. Đợi cho chiếc tiêm kích lọt hẳn vào tầm bắn hiệu quả của súng bộ binh, từng loạt đạn từ hai khẩu K53 vàcác tay súng K44 đồng loạt bắn thẳng vào tên giặc trời theo khẩu lệnh dứt khoát của B phó Lương Văn An.

Ngay loạt đầu, chiếc F4H - “Con ma” đã dính đạn! Khói đen phụt ra từ bụng, chiếc máy bay loạngquạng vàđâm đầu xuống khu vực Huồi Tang thuộc bản Piệt, xã Thông Thụ cùng tên phi công không kịp nhảydù, 2 chiếc còn lại hoảngloạn bay vọt lên cao và mất hút về phía Tây... Không giấu được niềm vui trận đầu đánh thắng, cả trận địa reo mừng. Ngay sau đó, dân bản không ai bảo ai cũng ùalên trậnđịachúc mừng và công kênh những ngườicon dân bảnđã bắn hạ “con chim sắt” củagiặc Mỹ.


Với phương châm “Thắng khôngkiêu - bại không nản” ngaysau chiến công, cán bộ chiến sỹ trong đơn vị lại khẩn trương tu bổ công sự, lauchùi vũ khí, bổ sungđạndược sẵn sàng đón nhận những trận chiến mới trong niềm vui không gì tả nổi củangười dân Thông Thụ. Sauchiến công này, lực lượng dân quân xã Thông Thụ đã vinh dự được Đảng và Chính phủ trao tặng Huân chươngChiến công hạng Nhì, Bác Hồ gửi thư khen. Xã Thông Thụđược đón nhận danh hiệuĐơn vị AHLLVTND thờichống Mỹ. Đây là vinh dự, tự hào của Trung đội dân quân bản Lốc và của đồng bàocác dân tộc xã Thông Thụ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.


44 năm sau ngày ghi chiến công, Trungđội dân quân bản Lốc ngày xưa nay chỉcòn lại 5 người, đó là các cụ Lương Văn An, Lương Văn Thích, Lữ Văn Cáng và Lữ Văn Thân, tuy tuổi cao, sức yếu, cuộc sống hiện tạivẫn nhiều khó khăn, mỗi người mỗi hoàn cảnh, nhưng họ luôn là những già làng gương mẫu trong sinh hoạt, vẫn gặp nhau vàthường kể lại cho con cháu nghe về chiến công ngày nào với mong muốn thắp lửa cho thế hệtrẻ đừng quên những truyền thống hào hùng.


Lê Bá Liễu