Bất cập trong đào tạo, cấp giấy phép lái xe
(Baonghean) - Hiện nay, nhu cầu học lái xe ôtô đang được xem như một trào lưu. Theo đó, các dịch vụăn theo cả ngoài lẫn trong các trung tâm có dịp phát triển. Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng nói nếu điều đó không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo...
Thực tế hiện nay cho thấy, đa phần những người học lái xe ô tô luôn có tâm lý sợ thi trượt... Chính vì thế nên nhiều đối tượng đã có điều kiện để "móc túi" người học. Ngoài ra, theo một số người đã kinh qua khóa đào tạo học lái xe thì còn không ít tiêu cực phát sinh trong quá trình học.
Theo như Thông tư số 72/2011 của liên bộ Tài chính và Bộ GTVT về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ cùng báo cáo xây dựng mức học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ ngày 26/6/2011 của các cơ sởđào tạo lái xe gửi UBND tỉnh quy định rõ: "Đối với học viên lái xe ôtô hạng B1 tổng cộng trong cả khóa học, mỗi học viên sẽ phải đóng 5.055.000 đồng. Tương tự, học phí chương trình lái xe hạng B2 sẽ phải đóng tổng cộng 5.179.000 đồng/học viên và lái xe hạng C sẽ phải đóng 6.951.000 đồng/học viên. Đối với các chương trình học chuyển bằng từ hạng thấp lên hạng cao, các mức học phí học viên phải đóng giao động từ 1.079.000 đồng đến 4.196.000 đồng tùy từng hạng... Tuy nhiên, trên thực tế học viên học lái xe ôtô luôn phải bỏ ra số tiền gấp đôi, gấp ba.
Có thể nói, những phiền hà tiêu cực phát sinh trong quá trình học lái xe hiện nay đang gây bức xúc trong dư luận. Vấn đềđó một phần xuất phát từ tâm lý người học muốn rút ngắn thời gian, ngoài ra còn thể hiện sự bất cập của các cơ sởđào tạo.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 trung tâm đào tạo chủ yếu theo mô hình cổ phần hóa và 1 trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe thuộc sự quản lý của Sở GTVT.
Tháng 10/2011, Đoàn Thanh tra công tác quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe của Bộ GTVT đi kiểm tra tại 4 trung tâm trên địa bàn tỉnh gồm Trung tâm Đào tạo ô tô miền Trung, Trung tâm Dạy nghề Việt- Đức, Trung tâm Đào tạo ô tô số 5, Trung tâm Đào tạo lái xe Quân khu IV để kiểm tra đồng bộ, trong đó tập trung vào việc kiểm tra lộ trình đổi mới thiết bị, xe hết niên hạn sử dụng. Qua đó đã phát hiện, yêu cầu Trung tâm dạy nghề Việt-Đức đến tháng 6/2012 phải thay thế một số xe.
Tuy nhiên, với thực tế hiện nay là một trung tâm thuộc sự quản lý của Nhà nước nên việc thay thế không dễ dàng. Mới đây, đầu tháng 3/2012, Sở GTVT đã đi thị sát tình hình tại các trung tâm đều phát hiện sai phạm. Trong đó chủ yếu là các lỗi về soạn giáo án, học không đúng lộ trình, học viên vắng học, lưu lượng có những lúc không đảm bảo, tổ chức học không đúng kế hoạch (thầy tự gom một số học viên để tổ chức học).
Sở cũng đã buộc một số cơ sởđào tạo ngừng thời gian tốt nghiệp để khắc phục một số vi phạm như: Trung tâm đào tạo lái xe thuộc Công ty CP vận tải công nghiệp tàu thủy Nghệ An Vinashin buộc phải ngừng 2 lớp học vì trống học viên nhiều, Trung tâm đào tạo lái xe PTS có 4 lớp buộc phải đào tạo đảm bảo đủ thời gian cho học viên, Trung tâm đào tạo lái xe Quân khu IV buộc phải chấn chỉnh lịch học... Tuy nhiên, đó chỉ là những lỗi vi phạm mà cơ quan quản lý có thể nhìn thấy được, còn trên thực tế còn vô số những vấn đề khúc mắc mà chỉ có người học mới là người hiểu rõ.
Ông Nguyễn SỹĐồng- Chánh Văn phòng Sở GTVT cho biết, với chức năng của mình, Sở thường xuyên tổ chức đoàn đi kiểm tra 1 lần/khóa học và tùy điều kiện thực tế sẽ kiểm tra đột xuất. Ngoài việc kiểm tra hệ thống sân bãi, xe dạy thực hành, phòng học, giáo viên, giáo trình, giáo án giảng dạy, còn chú trọng kiểm tra những vấn đề lâu nay dư luận bức xúc, như vấn đề lên lớp giảng dạy lý thuyết, chất lượng giảng dạy đạo đức lái xe...
Khi chúng tôi đặt câu hỏi, vậy hiện tượng thầy dạy tại các trung tâm vòi vĩnh học viên theo như phản ánh của nhiều người học thì sở có kiểm soát được không, ông SỹĐồng cho rằng: "Ngoài khoản học phí, thường các học viên còn góp quỹ và đóng quỹ lớp nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của học viên từng lớp. Còn vấn đề vòi vĩnh có hay không trong quá trình thi lái xe, phần thi đường trường rất khó giám sát". Ngay như ông Nguyễn Văn Hòe - Phó Giám đốc Công ty, kiêm giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe số 5 cũng thừa nhận, trong quá trình học, thi nếu có xảy ra việc giáo viên vòi tiền học sinh thì "không thể kiểm soát được".
Có thể nói, để xảy ra những tồn tại đã nêu, trước hết là do sự quản lý còn lỏng lẻo. Một phần nữa là chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Nhiều quy định về chế tài xử phạt đang áp dụng có từ năm 2002 đến nay đã lạc hậu, bộc lộ nhiều bất cập. Trong quy chế xử phạt quy định trung tâm nào cố tình đào tạo vượt quá lưu lượng cho phép thì bịđình chỉ tuyển sinh đào tạo từ 3-6 tháng.
Tuy nhiên, lại không quy định là vượt bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu người. Trong khi để mở một trung tâm đào tạo đủ tiêu chuẩn, chi phí phải lên đến 60 tỷđồng. Vì vậy, nếu bịđình chỉ một ngày thiệt hại sẽ rất lớn, do đó, khi quy chế chưa quy định cụ thể là vượt bao nhiêu thì thanh tra cũng khó áp dụng hình thức đình chỉ. Còn tình trạng giáo viên vòi vĩnh học viên khi chạy đường trường hay trong quá trình học, nếu không được chấn chỉnh nghiêm túc thì việc các học viên phải "sống chung với lũ" là điều không thể tránh khỏi. Có chăng nó chỉ thay đổi khi các giáo viên xác định lấy đạo đức nghề nghiệp của mình đặt lên trên hết thảy lợi ích trước mắt.
Đặng Nguyễn