Cận thị do thiếu ánh sáng ban ngày
Các nhà nghiên cứu Australiavừa thực hiện nghiên cứu đánh giá mới liên kết giữa việc thiếu ánh sáng tự nhiên và phát triển của...
Các nhà nghiên cứu Australiavừa thực hiện nghiên cứu đánh giá mới liên kết giữa việc thiếu ánh sáng tự nhiên và phát triển của cận thị. Nghiên cứu, được công bố trong Tạp chí y học Lancet (The Lancet). Ánh sáng bên ngoài kích thích sản xuất dopamine trong võng mạc, hormon này sẽ ngăn chặn sự tăng trưởng thái quá của mắt, có nguồn gốc từ việc biến dạng ánh sáng gây nên cận thị.
Cho đến nay, vai trò của dopamine về tăng trưởng của mắt và cận thị mới chỉ được thể hiện trên động vật.
Tại Singapore, các học sinh trường tiểu học chỉ dành 30 phút mỗi ngày ra ngoài nơi có ánh sáng ban ngày, thì có đến 80-90% các bạn trẻ sau khi rời ghế nhà trường bị cận thị. Hiện tượng này cũng khá phổ biến ở nhiều nước châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc).
Lý do rất rõ ràng, theo GS Ian Morgan của Trường Y khoa Sinh học và Môi trường thuộc Trường Đại học Quốc gia Úc cho biết: các học sinh thường dành quá ít thời gian ở ngoài trời. “Bọn trẻ đi học sớm, thường từ lúc trời chưa sáng rõ, và về nhà lúc trời tối mà quên cả việc vui chơi bên ngoài.”
Ở nước Úc, trẻ em thường dành khoảng 3 giờ một ngày ở ngoài trời, nên chỉ có 10% các bạn trẻ cận thị.
Theo các nhà nghiên cứu Úc, một cách để ngăn ngừa cận thị được khuyến khích sẽ là tạo điều kiện cho trẻ em “dành 3 giờ mỗi ngày ở ngoài trời”.
Theo SK&ĐS-T