Bài 1: Dấu hiệu khó khăn
(Baonghean.vn)- Khó khăn, hàng tồn khó lớn khiến nhiều doanh nghiệp liên tục phải xả hàng nhưng vẫn không ăn thua. Ngày thường, tại nhiều cửa hàng, siêu thị như Intimex, điện máy Hòa Bình..., nhân viên đông hơn khách hàng. Nhiều quầy bán hoa quả, cửa hàng ăn uống, cửa tiệm cắt tóc gội đầu... không khí vắng vẻ, nhân viên ngồi đuổi ruồi.
(Baonghean.vn)- Khó khăn, hàng tồn khó lớn khiến nhiều doanh nghiệp liên tục phải xả hàng nhưng vẫn không ăn thua. Ngày thường, tại nhiều cửa hàng, siêu thị như Intimex, điện máy Hòa Bình..., nhân viên đông hơn khách hàng. Nhiều quầy bán hoa quả, cửa hàng ăn uống, cửa tiệm cắt tóc gội đầu... không khí vắng vẻ, nhân viên ngồi đuổi ruồi.
Từ chỉ số công nghiệp
Sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, sự không thuận lợi của khí hậu thời tiết do mưa lạnh, rét đậm kéo dài, một số mặt hàng hóa bán tăng nhưng không theo kịp với giá nhiên, nguyên liệu nên hoạt động sản xuất công nghiệp gặp khó khăn. Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt kết quả không như mong muốn. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Nghệ An tháng 5 ước tăng 7,71% so với cùng kỳ, tính chung 5 tháng năm 2012 ước tăng 6,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp khai thác mỏ bằng 90% cùng kỳ, do thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gặp khó khăn. Công nghiệp chế biến tăng 6,67%.
Đại lý bánh kẹo Khánh Thúy (đường Nguyễn Phong Sắc- Tp.Vinh) thưa thớt hàng.
Nguyên nhân chỉ số khu vực này thấp chủ yếu do kinh tế trong nước và thế giới gặp khó khăn nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất và tieu dùng dân cư giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, lãi suất vay mặc dù đã hạ nhưng vẫn còn cao. Sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm phục vụ xây dựng nhìn chung giảm mạnh. Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tồn kho tăng cao, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
Đến thị trường ế ẩm
Cùng với sản xuất đình đốn, kinh tế gặp nhiều khó khăn, dấu hiệu đã bộc lộ rõ ở thị trường tiêu dùng. Chị Thúy chủ cửa hàng tạp hóa bánh kẹo Khánh Thúy cạnh công viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: Chừng này năm ngoái mỗi ngày doanh số bán hàng của cửa hàng này lên đến vài chục triệu đồng. Nay khách vào mua thưa thớt, giảm doanh số khoảng 1/3. Mẹ chị đứng cạnh đó đang soạn hàng cho biết thêm, kệ hàng trước trưng bày chất ngất không còn chỗ để chất nhưng hiện gia đình bác không giám nhận hàng về nhiều vì sợ quá hạn sử dụng. Mặt hàng lấy cơ bản đủ nhưng số lượng thì giảm nhiều.
Còn tại Đại lý đồ nhựa của Công ty TNHH Hiền Long (Hưng Lộc), chị Hiền thừa nhận khó khăn đã thấy rõ. Công ty là đầu mối bán lẻ và bán sỷ cho 18 chợ trên địa bàn thành phố và khu vực lân cận. Ngày thường có không dưới 5 chuyến xe chở đi giao hàng các hộ bán lẻ tại các chợ. Ra năm lại đây có ngày không có chuyến nào, công nhân trước làm không hết việc nay thì giảm bớt lao động mà công việc thì nhàn hơn.
Hỏi vì sao, nhiều tư thương như thuộc lòng, rằng do kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công và thị trường bất động sản đóng băng khiến sức mua giảm. Không chỉ hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng là thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ các cửa hàng buôn bán nhỏ cho tới những đại lý lớn đều đang vật lộn tìm cách tồn tại khi nhu cầu giảm mạnh mà chi phí đầu vào lại tăng cao. Anh Lương – chủ đại lý vật liệu xây dựng Lương Sỹ trên đường Nguyễn Phong Sắc cho biết: Nửa đầu năm 2011 về trước, mỗi tuần chúng tôi có thể nhập tới cả chục tấn thép. Nhưng hiện nay, chỉ nhập một tháng đôi lần, số lượng giảm hẳn. Xi măng cũng vậy, lượng ít nên các đại lý ghép xe gọi hàng chung để tiết kiệm chi phí. Doanh số giảm, lợi nhuận thấp, đó là chưa kể một số công tình lớn lấy hàng nhưng không có vốn nên vẫn còn nợ tiền tỷ khiến doanh nghiệp dở khóc dở mếu.
(Còn nữa)
Thu Huyền