Người dân vay vốn xây dựng nhà máy nước

22/06/2012 18:02

Nhà máy nước xã Hồng Thành- Yên Thành hoàn thành tháng 12/2011, công suất thiết kế 320 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tếcho 1.250 hộ dân Hồng Thành. Tổng kinh phí xây dựng là 15,3 tỷ đồng, trong đó40% là vốn đóng góp của người dân và ngân sách địa phương. Ngoài đóng góp tiền mặt, mỗi hộ nghèo đang vay Ngân hàng Chính sách xã hội 2 triệu đồng để góp vốn xây dựng công trình.

(Baonghean) Nhà máy nước xã Hồng Thành- Yên Thành hoàn thành tháng 12/2011, công suất thiết kế 320 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tếcho 1.250 hộ dân Hồng Thành. Tổng kinh phí xây dựng là 15,3 tỷ đồng, trong đó40% là vốn đóng góp của người dân và ngân sách địa phương. Ngoài đóng góp tiền mặt, mỗi hộ nghèo đang vay Ngân hàng Chính sách xã hội 2 triệu đồng để góp vốn xây dựng công trình.

Xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, vùng đất “mới nắng đã khô, vừa mưa đã ngập”. Người dân nơi đây quanh năm lam lũ với ruộng đồng. Song, khó khăn về kinh tế chưa bằng nỗi khổ về thiếu nước sinh hoạt. Cả xã chỉ có vài hộ khá giả, có điều kiện xây bể nước mưađể trữ nướcphục vụ ăn uống, còn phần lớn phải lọc nước kênh mương thuỷ lợi để sử dụng cho cả ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Chuyện bệnh tật không cần phải nói, năm nào cũng có người mắc bệnh nan y, trẻ emốm đau phải nghỉ học thường xuyên. Đó là nỗi băn khoăn day dứt củacán bộ và nhân dân trong xã.

Làm sao xây dựng được nhà máy nước sạch, cải thiện cuộc sống chongười dân là câu hỏi được đặt ra trong các cuộc họp hội đồng nhân dân xã và các cuộc họp thôn xóm. Khó lớn nhất của chính quyền xã Hồng Thànhkhi quyết định xin chủ trương xây dựng nhà máy nước là phần lớn các gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo không có tiềnđóng góptheo phương án huy động vốn. Sau nhiều lần bàn bạc, phương án được thống nhấtlà các hộ làm đơn, chính quyền địa phương thay mặt người dân đứng ra vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đóng góp xây dựngcôngtrình, sau đó các hộ trả dần sau mỗi vụ thu hoạch theo thời hạn 3 năm.Chính quyền quyết tâm, người dân đồng thuận, và rồi công trình nhà máy nước sạch xã Hồng Thành cũng được khởi công xây dựng.Chỉ sau 10 tháng thi công, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Bây giờ xã Hồng Thành đã cónhà máy nước sạch quy mô bề thế với khu nhà điều hành, hệ thống bơm, hệ thống xử lý lắng lọc, bể chứa nước sạch, bên cạnh đó là hồ chứa nước thô rộng mênh mông được xâykè với hàng rào bảo vệ chắc chắn. Công trình hiện đại, lại nằm trên một khuôn viên rộng rãi thoáng đãng, không bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh, nên người dântinvào chất lượng nước của nhà máy.

Đến gia đình chị Lê Thị Xoan, một hộ thuộc diện nghèo của xã, gia đình chị có 4 người, thu nhập chủ yếu từ nghề làm ruộng. Căn nhà nhỏ đơn sơ, nhưng vừa có thêm một bể đựng nước mới xây và 1 vòi lấy nước. Chị cho biết: "Ở đây nước quá bẩn nên ốm đau bệnh tật nhiều, một lầnđi viện là mất vài triệu đồng. Vay ngân hàng thì phải làm lụng chắt chiu một thời gian mới đủ tiền để trả, nhưng chịu khổ một vài năm mà được sức khoẻ lâu dài nên tôi cùng với gia đình quyết định vay vốn ngân hàng chính sách để có nước sạch.". Chị cho biết thêm: “Nhàtôi mỗi tháng dùng tiết kiệm hết khoảng 5 đến 6m3, số tiền phải trả không nhiều lắm, chịu khó trồngthêmrau, hoặc ra đồng bắtcuabán là có tiền để trả."

Chia tay Hồng Thành, tôi thầm nghĩ, giá như ở các địa phương khác, người dân và chính quyền địa phương cùngđồng lòng quyết tâm như ở Hồng Thành thì mục tiêu đến năm 2020 tất cả người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩnnhư Chiến lược Quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn đã đưa ra sẽ trở thành hiện thực.


Nguyễn Ích Xuân