Suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng, tránh

18/09/2012 19:42

Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thể lực và trí tuệ của trẻ. Chế độ ăn uống như thế nào để trẻ khỏe mạnh, thông minh, không bị suy dinh dưỡng luôn là mối quan tâm của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con mình.

(Baonghean) Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thể lực và trí tuệ của trẻ. Chế độ ăn uống như thế nào để trẻ khỏe mạnh, thông minh, không bị suy dinh dưỡng luôn là mối quan tâm của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con mình.

Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng là: Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Trẻ biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Trẻ buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng. Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, bố mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng. Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất là trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng với môi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật; nhất là trẻ không được bú sữa mẹ hoặc người mẹ không đủ sữa cho trẻ bú. Trẻ khi sinh ra nhẹ hơn 2,5 kg hoặc mẹ sinh đôi. Bên cạnh đó, trẻ ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém đẫn đến trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp cũng dễ bị suy dinh dưỡng. Phòng tránh suy dinh dưỡng: Cần chăm sóc trẻ ngay từ khi trong bào thai vì thế người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong thời kỳ mang thai, tiêm phòng đầy đủ, theo dõi đều đặn trọng lượng của mẹ khi có thai, bình thường là 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng thứ ba tăng 6kg. Sau khi sinh cần cho trẻ bú sữa non ngay, tốt nhất là 30 phút và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ tháng thứ 7 ngoài sữa mẹ cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam), đồng thời cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

Nguyên tắc cho ăn: Trẻ <5 tuổi="" có="" nhu="" cầu="" dinh="" dưỡng="" cao="" để="" phát="" triển="" cơ="" thể="" vì="" thế="" khi="" cho="" trẻ="" ăn="" bổ="" sung="" cần="" đảm="" bảo="" đủ="" 4="" thành="" phần="" theo="" ô="" vuông="" thức="" ăn="" đó="" là:="" chất="" bột,="" chất="" đạm,="" chất="" béo,="" vitamin="" và="" muối="" khoáng.="" cho="" trẻ="" ăn="" từ="" loãng="" đến="" đặc,="" từ="" ít="" đến="" nhiều,="" tập="" cho="" trẻ="" quen="" dần="" với="" thức ="" ăn="" mới,="" số="" lượng="" thức="" ăn="" và="" bữa="" ăn="" tăng="" dần="" theo="" tuổi,="" chế="" biến="" thức="" ăn="" giàu="" chất="" dinh="" dưỡng,="" thêm="" dầu="" ăn,="" làm="" cho="" bát="" bột="" vừa="" thơm,="" vừa="" béo,="" cung="" cấp="" thêm="" năng="" lượng="" giúp="" trẻ="" mau="" lớn.="" cần="" đưa="" trẻ="" đi="" tiêm="" chủng="" đầy="" đủ,="" đúng="" lịch="" giúp="" trẻ="" phòng="" tránh="" được="" bệnh="" tật.="" đây="" cũng="" là="" một="" nguyên="" nhân="" chính="" dẫn="" đến="" tình="" trạng="" trẻ="" bị="" suy="" dinh="">


Thu Hiền