Tác dụng của rau mùi ta

24/09/2012 18:34

Làm đẹp da: Lấy toàn cây mùi già (thân, cành, lá, hoa, quả, rễ) nấu nước tắm.


Rau mùi được đồng bào miền Nam gọi là ngò rí, tên khoa học là coriandrum sativum L., họ hoa tán - apaceae. Cây mùi chứa tinh dầu với thành phần chính là coriandrol, một ít geraniol và l-bomeol.

Theo Đông y, rau mùi vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa nôn trướng bụng, thúc sởi mọc nhanh, làm đẹp da… Một số bài thuốc trị bệnh có rau mùi.

Trị cảm cúm không ra mồ hôi: rau mùi 30g, gừng tươi 5 lát, hành 3 củ, sắc uống.
Khó tiêu, đầy trướng bụng: rau mùi 30g sắc uống hằng ngày. Hoặc rau mùi 1 nắm, vỏ
quýt 8 - 10g. Sắc uống khi nước còn ấm.

Thúc cho sởi mọc nhanh:

80g quả mùi khô tán bột hòa với 100ml rượu, lọc bỏ bã, lấy rượu mùi phun từ đầu đến chân (trừ mặt) hoặc bọc trong miếng vải xoa khắp người từ trên xuống (trừ mặt), xong mặc áo kín, tránh gió lùa.

Chữa loét lưỡi: lá rau mùi 20g, rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ ngậm nuốt từ từ, rất có hiệu quả.

Làm đẹp da: Lấy toàn cây mùi già (thân, cành, lá, hoa, quả, rễ) nấu nước tắm.

Chữa kiết lỵ: Đau bụng mót rặn đi ngoài không được hoặc ra tí chút kèm máu: hạt mùi 1 vốc sao thơm, tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 8g. Nếu lỵ ra máu, uống với nước đường; nếu lỵ ra đờm, uống với nước gừng. Ngày 2 lần.


Theo Sức khỏe & Đời sống - NT