Ký hiệu trên văn khắc Chămpa được giải mã

14/12/2012 22:49

Chiều 12/12, tại Bảo tàng điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng cuốn sách “Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng”...

Chiều 12/12, tại Bảo tàng điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng cuốn sách “Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng” do Giáo sư Tiến sĩ Arlo Griffiths cùng các chuyên gia về tiếng Sanskrit (chữ phạn) của trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã được giới thiệu đến công chúng. Tập sách có ý nghĩa kết tinh quan trọng trong việc giải mã các biểu tượng trên văn bia của người Chăm.

Tập sách là thành quả hơn 3 năm hợp tác nghiên cứu của các chuyên gia trường Viễn Đông Bác Cổ và Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Hiện nay, bộ sưu tập văn bia của Bảo tàng Chăm có giá trị đặc biệt, với các loại hình văn bia niên đại sớm, cho đến các loại hình niên đại muộn.

Tập sách “Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng” đã giải mã được giới thiệu đến công chúng.


Tập sách dày 288 trang, được in song ngữ Anh Việt, đây công trình nghiên cứu đầy đủ nhất cho đến nay về văn bia tại Bảo tàng Chăm. Trong đó nội dung văn bia rất đa dạng, là những bài tụng ca thần linh hay chỉ một con chữ để làm ký hiệu cho việc lắp ghép các bộ phận của một đài thờ đồ sộ. Trước đây chưa có mộ công trình nào nghiên cứu toàn diện bộ sưu tập văn bia của Bảo tàng Chăm để phục vụ công chúng.

Theo thống kê, hiện nay có hơn 230 tấm bia của người Chăm ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Những ký hiệu không chỉ thể hiện trên bia ký mà còn thể hiện trên các hiện vật khác như kim loại, đồ dùng trong các nghi lễ và sinh hoạt hàng ngày…Chữ khắc trên văn khắc bao gồm chữ Phạn, chữ Chăm.

Công bố từ các nhà nghiên cứu cho biết, văn khắc cổ của người Chăm nhằm mục đích phục vụcuộc sống và xa hơn là cả mục đích trần thế lẫn siêu Việt, bên ngoài thế giới, đại diện cho các vị Vua.

Vì vậy sự ra đời của tập sách “Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng” có ý nghĩa quan trọng, giúp người dân và các nhà khoa học có thể hiểu ý nghĩa văn khắc của người Chăm.


Theo (vnmedia) - HL