Nghề nuôi ong mật ở Tân Kỳ

25/11/2012 17:55

Nuôi o­ng lấy mật là một nghề đòi hỏi người nuôi phải nắm đặc tính con o­ng. Ở huyện Tân Kỳ, có những người đam mê với nghề nuôi o­ng, chuyên nghiên cứu về loài côn trùng này để khai thác tiềm năng, lợi thế. Để có được những chai mật o­ng sóng sánh, người nuôi phải trải qua biết bao mày mò công sức...

(Baonghean) - Nuôi o­ng lấy mật là một nghề đòi hỏi người nuôi phải nắm đặc tính con o­ng. Ở huyện Tân Kỳ, có những người đam mê với nghề nuôi o­ng, chuyên nghiên cứu về loài côn trùng này để khai thác tiềm năng, lợi thế. Để có được những chai mật o­ng sóng sánh, người nuôi phải trải qua biết bao mày mò công sức...

Đế khối 10, Thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, hỏi ông Nguyễn Thái Hiền thì ai cũng biết. Ông là người có công gây dựng nghề nuôi o­ng mật cho nhiều gia đình trong và ngoài huyện.

Tiếp xúc ông Hiền được biết, những năm đầu của thế kỷ 21, trên đất Tân Kỳ, không phải không có ai nuôi o­ng, nhưng mang tính tự phát, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật, hiệu quả thấp. Năm 2003, từ nhân viên Công ty Dược phẩm Tân Kỳ, ông Hiền nghỉ hưu. Trước khi nghỉ, ông nhận thấy vùng đất Tân Kỳ có thể phát triển nghề nuôi o­ng lấy mật, những lúc rảnh rỗi là ông tìm đọc tài liệu viết về loài o­ng mật, nhất là sách nuôi o­ng của Liên Xô cũ, từ đó ông nghiên cứu từ thực tế để đúc rút kinh nghiệm. Cho đến ngày chính thức nghỉ hưu, ông đã tự biên soạn tập tài liệu và dựng đĩa CD về kỹ thuật nuôi o­ng mật nội địa.



Vợ chồng ông Nguyễn Thái HIền đang kiểm tra chất lượng tổ o­ng mật

Nói về tiềm năng, thế mạnh nghề nuôi o­ng mật ở Tân Kỳ, ông Hiền cho rằng ít nơi nào có điều kiện tốt như vùng đất này. Môi trường không khí và tiếng ồn chưa bị ô nhiễm. Ở đây, có thể nuôi o­ng mật được quanh năm, bởi nguồn phấn hoa rất phong phú. Con o­ng ngoài cho sản phẩm mật bổ dưỡng, còn giúp ích thu lượm phấn hoa, thụ phấn cho hoa, làm tăng năng suất cây trồng, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Cũng vì thế, ông Hiền cho rằng, không lý gì mà bà con các dân tộc ở Tân Kỳ không khai thác tiềm năng, lợi thế của mình để nuôi o­ng, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trên quê hương. Những năm gần đây, đời sống kinh tế phát triển, người tiêu dùng hiểu được giá trị của sản phẩm o­ng mật, có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe nên nhiều người tìm mua.

Hôm chúng tôi đến thăm cơ sở cung ứng vật liệu nuôi o­ng của ông Hiền, cả 2 ông bà đang mải với công việc đóng thùng, làm cầu nuôi o­ng. Ngoài mảnh vườn rộng chừng 2 sào đất, là những tổ o­ng được sắp đặt rất cẩn thận dưới tán cây ăn quả. Vợ chồng ông Hiền cởi mở: "Suốt 10 năm nuôi o­ng, chưa khi nào nhà tui có trong vườn nổi 100 tổ o­ng. Vì hàng năm có người đến mua là phải bán. Ở đây, tui cung ứng cả kỹ thuật và vật tư nuôi o­ng nên hầu như ngày nào cũng có người tìm đến. Người thì mua tài liệu, người thì mua o­ng, người góp ý... Những người mua o­ng là tui biếu tài liệu kỹ thuật nuôi o­ng, còn không thì tui bán tài liệu. Có những người cẩn thận, mua tài liệu về nghiên cứu trước một thời gian, sau đó mới đến mua o­ng về nuôi. Cho đến nay, không nhớ nổi đã cung cấp tài liệu nuôi o­ng cho bao nhiêu người trong và ngoài huyện, nhưng từ đầu năm 2012 đến nay đã có trên 100 người tìm đến với ông để học hỏi kinh nghiệm phát triển nghề nuôi o­ng. Và hầu như ngày nào cũng có người đến trao đổi kinh nghiệm và mua các loại vật tư nuôi o­ng. Vật tư nuôi o­ng có đến mười mấy thứ: thùng quay mật, dao cắt tầng o­ng, nón bắt o­ng, lưới mũ, lồng nhốt chúa, chân tầng, thùng gỗ không chân, thùng gỗ có chân, ván chắn... và tầng o­ng. Tất cả những dụng cụ đó ông lúc nào cũng có sẵn, ai cần là cung cấp được ngay. Giá bán mỗi loại một giá, nếu mua theo tổ thì phụ thuộc vào chân tầng. Với những người bắt đầu nuôi, nên mua tổ o­ng có 3 - 4 chân tầng, giá 700 nghìn đồng (thùng nuôi 150 nghìn, mỗi tầng 150 nghìn đồng). Gỗ để đóng thùng cũng phải biết chọn, tốt nhất là những loại gỗ không có mùi, như: gỗ da, sung, gạo. Đóng thùng xong là phải quét sơn phía ngoài để chống mốc, mọt. Loài o­ng mật thích màu xanh lá cây nên phải quét sơn màu xanh, không được quét sơn màu trắng, đỏ, vì o­ng rất ghét 2 màu ấy.

Ông Hiền ví, tổ o­ng giống như ngôi nhà của mình. Trong tổ cần phải sạch và luôn có mật, chân tầng không được sâu mọt, tuyệt đối không được để địch thủ xâm nhập. Xung quanh chỗ đặt tổ o­ng phải sạch, vì o­ng rất nhạy cảm với môi trường. Ông Hiền cũng đúc rút được kinh nghiệm để nuôi o­ng mật, cần phải có 4 tiêu chuẩn: nhiệt tình hăng hái với con o­ng; áp dụng khoa học kỹ thuật; trong nhà phải vui vẻ, đoàn kết và cuối cùng là không sợ o­ng đốt. Gia đình nào kết hợp được 4 yếu tố đó, chắc chắn sẽ nuôi được o­ng lấy mật. Bởi vì nghề nuôi o­ng đòi hỏi kỹ thuật, chứ không phải sức lực, do đó phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, thích hợp nhất là tuổi trung niên hoặc người về hưu nhàn rỗi, đều có thể tham gia...

Một thực tế khiến nhiều người nuôi o­ng băn khoăn, lo lắng là o­ng hay bốc bay (ong bay đi khỏi thùng). Ông Hiền cũng thổ lộ, cứ 10 người mua o­ng của ông về nuôi thì có tới một nửa là bị o­ng bốc bay sau một thời gian nuôi, do người nuôi không nắm được KHKT. Trường hợp như thế khiến người nuôi mất tiền của và dẫn đến chán nản. Nguyên nhân do o­ng bốc bay là thiếu thức ăn, o­ng bị bệnh thối ấu trùng, bị "địch thủ" xâm nhập, bị đàn o­ng bốc bay khác kích động... Để phòng những trường hợp này, người nuôi o­ng phải biết giữ cho đàn o­ng luôn đủ thức ăn, bằng cách vòng mật cuối không quay hoặc chỉ quay tỉa; cho ăn bổ sung bằng đường pha với nước vào thời kỳ không có cây nở hoa (tháng 7, 8, 9, 1, 2). Nếu phát hiện thấy o­ng bắt đầu bốc bay (khi o­ng chúa chưa ra) phải nhanh chóng lấy nón bắt o­ng bay hứng trước cửa tổ. Trường hợp không kịp lấy nón thì nhanh chóng lấy đất ướt bịt lỗ tổ và những khe hở lại không cho o­ng bay ra. Nếu o­ng bay ra đang lượn trên trời thì dùng đất, cát, nước... tung lên, hoặc dùng sào có quấn dẻ ở đầu khua vào chỗ có nhiều o­ng. o­ng sẽ hạ độ cao, đậu lại, khi đó dùng nón bắt o­ng mang về treo ở chỗ tối và mát.

Trong số những nguyên nhân dẫn đến o­ng bốc bay, nguy cơ cao nhất là bị "địch thủ" tấn công hoặc tác động của môi trường. Bà Nguyễn Thị Tình, xóm Văn Sơn, xã Nghĩa Dũng là người nuôi o­ng sớm nhất ở địa phương, cho biết: "Vợ chồng tôi nuôi o­ng mật đã 4 năm nay, ở vùng này rất thuận lợi, vì phong phú các loại hoa trong rừng tự nhiên, rừng trồng, cây ăn quả. Tôi nuôi o­ng mật có 2 nguồn thu, là mật và tổ o­ng. Trong vườn nhà, lúc nào cũng duy trì 35 - 50 đàn o­ng gốc, mỗi đàn o­ng một năm tách được 2 đàn o­ng mới. Vậy là mỗi năm, tôi có hàng chục đàn o­ng mới để bán cho người khác cùng nuôi. Giá mỗi đàn 700 nghìn đồng. Riêng mật, một tổ o­ng mỗi năm quay được 10 - 15 lít, giá bán hiện tại 300 nghìn đồng/lít. Mỗi năm, gia đình bà thu nhập gần trăm triệu đồng từ nghề nuôi o­ng.

Cho đến bây giờ, đã 4 năm trong nghề nuôi o­ng mật, vợ chồng bà Tình sợ nhất là sự đột nhập của "địch thủ": o­ng chần và o­ng vò vẽ, kiến, thằn lằn, dán và sâu. Đáng sợ nhất là o­ng chần và o­ng vò vẽ. Từ tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm phát triển của 2 loại o­ng này. o­ng chần làm tổ dưới lòng đất, o­ng vò vẽ làm tổ trên cành cây. Bà Tình ngày nào cũng phải phân công người canh chừng o­ng chần và o­ng vò vẽ đến. Không bằng cách nào khác là sắm mấy cái chổi bằng cùi lá dừa để đập. Những con o­ng chần to gần bằng ngón tay út, đen ngòm sà xuống các tổ o­ng, tìm cách chui vào tổ, tấn công o­ng thợ, o­ng chúa. Vì cái lỗ dành cho o­ng mật chui vào quá nhỏ, nên o­ng chần bám vào tổ o­ng, tìm chỗ nào gỗ mục nát cắn thủng, chui vào. Chúng chui vào một lúc nhiều con, o­ng mật không thể chống cự được, buộc phải bay đi. Ông Trí (chồng bà Tình) mang ra 3 chai nhựa (loại 1,5 lít) đựng đầy o­ng chần và o­ng vò vẽ bị ông đập chết trong vòng 3 tháng nay, đang ngâm với rượu. Nghe nói, o­ng chần và o­ng vò vẽ ngâm rượu như thế này chữa được bệnh khớp, cho nên rất nhiều người tìm mua. Thấy nhà ông bà Tình khốn khổ vì lũ o­ng chần, đám thanh niên trong xóm tìm cách giúp ông bà. Một sáng kiến nghe có vẻ "hài hước" nhưng lại hiệu quả, là theo dõi hướng bay về của từng con o­ng để xác định tổ của chúng. Chỉ trong vòng 1 tháng, đám thanh niên đã bắt được 4 tổ o­ng chần và nhiều tổ o­ng vò vẽ trong khu vực rừng tự nhiên, gần nhà bà Tình. Từ đó, lũ o­ng chần, o­ng vò vẽ đến tấn công o­ng mật giảm hẳn. Mỗi loại địch thủ có một cách tấn công riêng, thằn lằn, o­ng chần bắt quân, bắt chúa. Dán, kiến thì hút mật, làm bẩn tổ o­ng. Do vậy, người nuôi o­ng cần phải thường xuyên kiểm tra tổ, không để bất cứ địch thủ xâm nhập.

Ông Trần Tử Bá - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Tân Kỳ, cho biết: Hiệp hội nuôi o­ng (thuộc Hội Làm vườn quản lý) thành lập cách đây 2 năm, mỗi xã, thị có một chi hội nuôi o­ng. Đến nay, hiệp hội đã có hơn 800 hội viên nuôi o­ng lấy mật, với tổng số hơn 4 nghìn đàn o­ng. Sản lượng mật mỗi năm khá lớn, theo người nuôi o­ng cho biết, 1 tổ o­ng mỗi năm quay được 10 chai mật, vậy là mỗi năm Tân Kỳ sản xuất được khoảng 40 nghìn chai mật o­ng. Giá bán năm trước 150 nghìn đồng/chai 0,65 lít (năm nay 200 nghìn đồng/chai), như vậy, mỗi năm người nuôi o­ng Tân Kỳ thu về khoảng 6 tỷ đồng. Ngoài ra, người nuôi o­ng còn thu hàng tấn phấn hoa. Đây thật sự là con số đáng quý, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân Tân Kỳ.

Tiềm năng để phát triển nghề nuôi o­ng mật ở Tân Kỳ chắc còn rất lớn. Hiện nay, người dân mới khai thác một phần nhỏ nguồn hoa thiên nhiên. Đặc biệt, trong chương trình chuyển đổi sản xuất, phát triển cây, con hàng hóa, trong đó Tân Kỳ đang mở rộng diện tích cây cao su, rừng nguyên liệu... sẽ bổ sung nguồn hoa lớn để nghề nuôi o­ng phát đạt. Nghề nuôi o­ng mật không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà phần nào còn cải thiện môi trường sống bền vững.


Xuân Hoàng