Độc đáo cây Bồ Đề ở chùa Vĩnh Phúc ( huyện Nam Đàn)

22/12/2012 10:47

Chùa Vĩnh Phúc nằm bên dòng sông Đào thuộc địa phận xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Xét về quy mô và kiến trúc, chùa Vĩnh Phúc chưa thật sự khang trang và bề thế nhưng điểm độc đáo của chùa là trong khuôn viên có cây bồ đề hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tuổi. Cây bồ đề này có đường kính khoảng hơn 2 mét, tán cao khoảng hơn 30 mét. Toàn bộ rễ cây bồ đề ôm trọn lăng mộ được xây bằng gạch của vị Thiền sư Nguyễn Na.

(Baonghean.vn) Chùa Vĩnh Phúc nằm bên dòng sông Đào thuộc địa phận xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Xét về quy mô và kiến trúc, chùa Vĩnh Phúc chưa thật sự khang trang và bề thế nhưng điểm độc đáo của chùa là trong khuôn viên có cây bồ đề hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tuổi. Cây bồ đề này có đường kính khoảng hơn 2 mét, tán cao khoảng hơn 30 mét. Toàn bộ rễ cây bồ đề ôm trọn lăng mộ được xây bằng gạch của vị Thiền sư Nguyễn Na.

Phía trước cây nhà chùa đặt bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tọa lạc trên đài sen. Bên cạnh là tấm bia giới thiệu về Thiền sư Nguyễn Na. Theo đó, Thiền sư Nguyễn Na mất mày 06- 4 Âm lịch (không rõ năm nào). Sinh thời, ông rất thông minh và chăm chỉ đèn sách. Bị cha mẹ ép duyên, cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, hạnh phúc, ông bỏ nhà đi học đạo, ăn chạy niệm Phật và trụ trì tại chùa Vĩnh Phúc. Về sau, do có nhiều công đức, Nguyễn Na được vua phong là Đại hòa thượng Thiền sư, pháp danh là Tâm Pháp Như Lai. Khi Thiền sư Nguyễn Na viên tịch, các đệ tử an táng ngài trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc, bên cạnh cây bồ đề. Theo thời gian, rễ cây phát triển và ôm trọn phần lăng mộ của vị Thiền sư.

Cây bồ đề có gốc lớn, rễ bám chằng chịt nên tạo ra nhiều hình thù độc đáo, thú vị qua sự liên tưởng của các phật tử và du khách đến tham quan, lễ bái. Sau đây là một số hình ảnh về cây bồ đề ở chùa Vĩnh Phúc:



Hình dáng ở mé cây này được các Phật tử liên tưởng tới bản đồ huyện Nam Đàn.



Vị trí này lại liên tưởng đến hình ảnh một chú voi



Tượng Phật Thích Ca dưới cây bồ đề



Cây bồ đề nhỏ này mới trồng, dùng dùi đập vào thân cây sẽ phát ra âm thanh như tiếng mõ


Công Kiên