Những "cú đấm" vào nhân tính
(Baonghean) - Vùng quê Yên Thành (Nghệ An) vốn yên ả, ai có thể ngờđược đã có ít nhất hai hộ gia đình nuôi loài thú dữđược mệnh danh là chúa sơn lâm, bị phát hiện. Hai hộ gia đình với năm cá thể hổ chưa phải là nhiều, nhưng nếu mở cuộc "tổng điều tra", sẽ phát hiện thêm nhiều nơi nuôi nhốt trái phép loài động vật hoang dã này nữa!
Chưa bao giờ loài cầm thú được đối xử "thân thiện" như thế: từ rừng sâu, chúng được đưa về cùng sống chung với người; được chăm bΩm, nuôi nấng... Nhưng, những chú hổđược nuôi từ khi bé tí cho đến khi trưởng thành, nặng hàng trăm kg không phải để cho gia chủ ngắm, xem cho thỏa mà để rồi được... xử lý! Trong suốt thời gian chú hổ con lớn lên đó, nó là mối nguy hiểm thường xuyên đe dọa mạng sống của gia đình và cộng đồng.
Điều gì khiến người ta bất chấp nguy hiểm và luật pháp để cố tình nuôi hổ? Quá dễ hiểu, chính là vì hổ rất đắt giá! Cao hổđược cho là một thứ dược liệu vô song, là thứ dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng cải lão hoàn đồng nên luôn được giới đại gia, quý tộc săn tìm, mua với giá cao ngất ngưởng.
Những con hổ bất hạnh đang nằm ngủ trong chuồng sắt sơ sài ở Yên Thành không bao giờ biết được kết cục thê thảm của mình: sẽ bị giết, bịướp lạnh rồi tống lên xe chởđi đâu đó trong Nam, ngoài Bắc. Tiếp đến, chúng sẽ bị lột da, róc thịt và ném xương vào một cái nồi lớn... Người ta đã lập ra cả một trang web để truyền bá cách nấu cao hổ.
Những người "tinh thạo", hành nghề nấu cao hổ chuyên nghiệp được trọng vọng, được nhiều đại gia mời đón, và cũng được coi như bậc "cao nhân" trong thiên hạ. Nhưng, khi nồi cao hổ cốt được nhóm lửa thì những cái khóa cũng được ngoắc vào nắp vung, đề phòng có người múc trộm! Hình ảnh cái nồi cao hổở dưới lửa cháy liu riu, và trên vung nồi được "bảo vệ" bằng ba, bốn ổ khóa cùng dây xích to đùng, mỗi chìa khóa giao cho một người "có trách nhiệm" giữ chặt là những "cú đấm" vào nhân tính của con người!
Trở lại miền quê Yên Thành chất chứa chiều dày văn hóa, thấm đẫm nhân tình từ bao đời nay, chẳng hiểu tại sao bây giờ lại xuất hiện những câu chuyện "nuôi hổ như nuôi lợn"? Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2012, lực lượng chức năng các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... đã bắt giữ hơn 10 vụ vận chuyển hổ trái phép đi qua địa bàn. Điều đáng quan tâm, tất cả các đối tượng vận chuyển hổ trái phép đều có hộ khẩu thường trú ở Nghệ An, và hầu hết số hổ vận chuyển trái phép được nuôi ở huyện Yên Thành.
Có người cho rằng cuộc sống vất vả, khó nhọc, nghèo đói thì phải bằng mọi cách vươn lên, kiếm tiền, coi như cũng là "trồng cây gì nuôi con gì", cũng là một cách "xóa đói, giảm nghèo"? Nhưng từ thuở sơ khai, khi cuộc sống của ông cha ta còn nghèo khổ hơn bây giờ, khi chưa có cả khái niệm cung - cầu của kinh tế thị trường, chưa có cả "sách đỏ", mà có ai nuôi hổđể giết nấu cao đâu?
Chỉ có thể lý giải được điều này bằng góc nhìn văn hóa, cho thấy một điều rất cần được cảnh báo và ngăn chặn, đó là tiến trình "hoang dã hóa" trở lại của con người. Đúng như thế, không phải hổ, mà là chính con người đang bị hủy hoại cả về tâm hồn và thể xác!
Hoài Quân