Kỳ tích của đôi vợ chồng khuyết tật
Hơn 2 tháng nay, căn nhà nhỏ của bà Thu ở xóm 18, xã Nghi Phong (Nghi Lộc) ngập tràn hạnh phúc, bởi gia đình vừa được đón một thành viên mới chào đời - bé Nguyễn Thị Bảo Uyên. Những ai đã từng biết đến hoàn cảnh của bố mẹ Bảo Uyên, hẳn sẽ có dịp được chiêm nghiệm về giá trị của một tình yêu đích thực...
(Baonghean) - Hơn 2 tháng nay, căn nhà nhỏ của bà Thu ở xóm 18, xã Nghi Phong (Nghi Lộc) ngập tràn hạnh phúc, bởi gia đình vừa được đón một thành viên mới chào đời - bé Nguyễn Thị Bảo Uyên. Những ai đã từng biết đến hoàn cảnh của bố mẹ Bảo Uyên, hẳn sẽ có dịp được chiêm nghiệm về giá trị của một tình yêu đích thực...
Định mệnh cuộc đời
Bước vào căn nhà nhỏấy, chúng tôi có cảm giác dường như cái rét cắt da, thấu thịt của mùa Đông đang ở ngoài xa, không thể ùa vào. Bởi lẽ, trên khuôn mặt mọi người đều nở nụ cười ấm áp và ánh mắt lấp lánh niềm tin về cuộc đời. Với thân hình nhỏ thó, quặt quẹo trên chiếc giường đơn sơ, Nguyễn Bá Kỳ (SN 1990)- bốđẻ của bé Bảo Uyên, kể về tuổi thơ bất hạnh và hành trình kiếm tìm hạnh phúc của mình. Là con thứ hai trong gia đình có 2 chị em, từ nhỏ Kỳđã tỏ ra là một cậu bé thông minh, hiếu động, học hành giỏi dang, được thầy yêu bạn mến. Năm lớp 4, đang tham gia trận đá bóng ở sân làng, bỗng dưng Kỳ thấy chân đau nhói, rồi không thể cùng bạn bè đuổi theo trái bóng. Chân đau, Kỳ vẫn cố gắng đi lại, bố mẹ cậu đã đưa con chạy vạy khắp nơi lo việc thuốc thang, cứu chữa, chứng bệnh viêm đa khớp vẫn không hề thuyên giảm. Để rồi, hơn một năm sau, khi Kỳ vừa bước vào lớp 6, bước chân của cậu đã khuỵu xuống trên đường đến trường.
Cũng từđó, Kỳ phải gác lại việc học hành để lo chạy chữa. Thương con, vợ chồng bà Thu đã bán lợn, bán trâu bò để lo chuyện thuốc thang, đưa con đi khắp các bệnh viện trong Nam, ngoài Bắc, xuống bể rồi lại lên rừng để tìm thuốc hay, thầy giỏi nhưng đành bất lực. Kỳ nghẹn ngào nhớ lại: "Chiều hôm đó, em đang nằm điều trịở bệnh viện tỉnh, bốđưa thức ăn đến và động viên em cố gắng uống thuốc đầy đủđể chóng khỏi.
Mấy ngày sau, không thấy bố lên thăm, em hỏi thì mọi người bảo rằng bà nội đang ốm nên bốđang ở nhà chăm. Hơn một tháng sau, em xuất viện trở về nhà. Vềđến cổng, linh tính đã mách bảo cho em có điều gì đó chẳng lành khi cây cối trong vườn héo úa. Vào giữa sân, em thật sự choáng váng và hoàn toàn suy sụp khi thấy trong nhà bàn thờ nghi ngút khói hương, ở giữa là di ảnh của bố... Sau đó em mới biết rằng, buổi chiều từ bệnh viện trở về, bốđã ra đi sau một cơn đột quỵ...". Mất người đàn ông trụ cột, gia đình bà Thu vốn đã khó khăn nay khó khăn càng thêm chồng chất, trong nhà giờđây không còn một thứ gì đáng giá. Thương người mẹđang ngày một héo hắt bởi gánh nặng mưu sinh và nỗi đau tinh thần đang đè nặng, Kỳ quyết định dừng bước việc chạy chữa, thuốc thang, chấp nhận chung sống với căn bệnh hiểm nghèo đang ngày đêm hành hạ thân xác cậu bằng những cơn đau tê dại. Căn bệnh viêm đa khớp quái ác ấy biến chứng rất nhanh, từ chỗ liệt chân phải lan sang chân trái, lan đến hai tay rồi đến liệt toàn thân.
Đến nay, Kỳ chỉ có thể cửđộng được 3 ngón tay rất khó khăn và đau đớn, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải trông cậy đến người thân. Từ 12 năm nay, cuộc đời Kỳ gắn chặt với chiếc giường và 4 bức tường bao quanh. Khoảng 4-5 năm đầu, Kỳ luôn sống trong nỗi thất vọng, thân xác héo mòn, tinh thần ủ rũ. Cái đau buốt luôn nhức nhối và lan tỏa khắp cơ thể, có cảm giác như vô vàn con quái vật nhỏ ly ty chui vào da thịt rồi ra sức rứt các khớp xương. Vừa chống chọi với nỗi đau thể xác, vừa bị vây bủa bởi nỗi cô đơn, Nguyễn Bá Kỳ luôn chìm ngập trong nỗi đau buồn. "Thật sự, nhiều lúc em đã nghĩđến cái chết. Sống mà luôn bịđau đớn, không có tương lai thì cuộc đời mình không còn ý nghĩa. Trong khi, bạn bè cùng trang lứa ngày ngày cắp sách đến trường, chăn trâu cắt cỏ, ngày hội hò reo khắp xóm làng..."- Kỳ tâm sự.
"Ánh sáng cuối đường hầm"
Những tưởng cuộc đời Nguyễn Bá Kỳ sẽ mãi ngập chìm trong bóng tối của sự thất vọng và khổđau. Nhưng một ngày kia, tia ánh sáng hy vọng đã lóe lên phía cuối đường hầm. Năm 2005, qua báo chí, cậu tình cờđược biết về Nguyễn Công Hùng- một người đồng hương Nghi Lộc bị bại liệt bẩm sinh, gia cảnh nghèo khó nhưng đã vươn lên trở thành người có ích cho xã hội và được phong là "Hiệp sỹ Công nghệ thông tin". Kỳ chia sẻ: "Thấy anh Hùng còn chịu nhiều bất hạnh hơn mình mà làm những việc lớn lao như thế, nên từđó em quyết tâm gượng dậy để làm một việc gì đó hữu ích cho đời. Và em luôn mong có được chiếc máy vi tính để noi gương anh ấy, nghe tin anh Công Hùng mất đi em rất bàng hoàng như mất đi điểm tựa tinh thần. Những người khuyết tật như em đều thấy mình mất một chỗ dựa". Đến năm 2009, ước mơ của Kỳ trở thành hiện thực khi có một nhà hảo tâm đã gửi tặng một giàn máy vi tính. Ban đầu, việc tiếp cận và thực hiện các thao tác không hề dễ dàng bởi toàn thân đã tê liệt, chỉ còn 3 ngón tay còn khả năng nhúc nhích. Hơn nữa, với một người học dở lớp 6, chưa qua bất cứ một lớp đào tạo tin học nào thì việc sử dụng máy vi tính quả thật không đơn giản. Thật may, số phận đã không lấy đi của Kỳ tất cả, vẫn để lại cho cậu cái đầu thông minh, nhạy bén từ thời còn đi học. Sau một thời gian vật lộn, mày mò bên chiếc máy vi tính, Kỳđã sử dụng nó thành thạo, 3 ngón tay đã thực hiện thao tác rê chuột khá thuần thục. Máy tính được nối mạng Internet đã giúp cậu thoát khỏi sự giam hãm của 4 bức tường để vươn ra khắp muôn nơi. Kỳ lại mò mẫm học cách thiết kế trang web với mong ước được sẽ tạo lập thêm một diễn đàn dành riêng cho người khuyết tật. Thế rồi, diễn đàn nguoikhuyettat.com ra đời, Kỳ có thêm nhiều người bạn mới từ khắp mọi miền đất nước. Sự giao lưu, gặp gỡ, dù là qua mạng đã giúp chàng trai khuyết tật xã Nghi Phong nhận thấy cuộc đời vẫn còn nhiều niềm vui và nhiều điều ý nghĩa.
Trong số những người bạn thường xuyên ghé thăm diễn đàn nguoikhuyettat.com, có một cô gái thường xuyên tâm sự và chia sẻ với Kỳ những điều thầm kín, hai người nhanh chóng trở thành bạn tâm giao. Từ chỗ trao đổi tâm tư qua những dòng bình luận (comment) trên diễn đàn, đôi bạn trẻ chia sẻ sốđiện thoại đểđược nghe giọng nói của nhau. Mỗi ngày, vì một lý do khách quan nào đó mà 1 trong 2 người không thể lên mạng hoặc liên lạc điện thoại thì trong lòng người kia như có lửa đốt, dưới chân nhưđang có kiến bò. Cô gái thường xuyên chia sẻ tâm tư với Kỳ là Phan Thị Nga (SN 1990), quê ở xã CổĐạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Lúc nhỏ, vì một tai nạn bất ngờ, Nga bịảnh hưởng đến não, tay trái và chân trái hoạt động khá khó khăn.
Dù bị khuyết tật, Nga vẫn quyết tâm theo đuổi việc học hành và đã hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng tài chính tại một trường đại học ở Hà Nội và đang theo học chương trình liên thông lên trình độđại học. Một ngày, khi "lang thang" trên mạng Internet, tình cờ cô bắt gặp diễn đàn nguoikhuyettat.com và ngày càng trở nên thân thiết với người quản trị trang web. Thời gian chuyện trò càng lâu, tình cảm hai người càng thêm gắn bó.
Trong một lần về quê, cô gái vùng "đất tổ" của điệu hát ca trù tìm đường sang xã Nghi Phong để gặp bạn tâm giao. Ngay từ phút đầu gặp gỡ trong "thế giới thực", Kỳđã nhận thấy ở Nga có một trái tim nhân hậu và chất chứa một tấm lòng bao dung. Còn Nga cũng "đọc" được từ ánh mắt Kỳ một niềm khát khao được yêu thương và đón chờ niềm hạnh phúc. Hai trái tim đã hòa cùng một nhịp, cùng cất lên tiếng nói yêu đương. Đôi bạn trẻ vẫn còn ngần ngại. Dù biết trái tim mình đã thuộc về Nga nhưng Kỳ không dám ngỏ lời, bởi cậu luôn mặc cảm về thân phận tật nguyền và nghĩ rằng không bao giờ có được cơ may đến với người mình yêu thương. Ở lần gặp tiếp theo, trái tim bao dung của Nga mách bảo cô phải lên tiếng. Khi Nga vừa cất lời, Kỳ sung sướng đến trào nước mắt, tưởng mình nghe nhầm, rồi tưởng đang ở trong mơ. Đôi bạn khuyết tật khát khao hạnh phúc đã quyết định đến với nhau, cùng chung tay xây dựng tổấm. Lúc đầu, gia đình hai bên đều ra sức ngăn cản. Nhưng rồi, trước tình cảm mãnh liệt, chân thành và quyết tâm của đôi trẻ, hai gia đình không nỡ gây cảnh chia lìa cho đôi lứa.
Tình yêu đơm hoa kết trái
Cuối tháng 4/2012, ở xã Nghi Phong và xã CổĐạm, có một đám cưới hết sức đặc biệt. Chú rể không thể lên xe hoa đưa vợ "về dinh", và cô dâu lên xe hoa về nhà chồng mà không có chồng đi cạnh. Đôi uyên ương gặp nhau trong ngày cưới, lúc cô dâu bước ra khỏi xe hoa, tiến đến trước cổng hôn trường, nơi chiếc xe lăn có chú rểđang nằm ngóng đợi trong niềm hân hoan và ngập tràn hạnh phúc. Cô dâu trong bộ váy cưới xúng xính tươi cười đẩy chiếc xe lăn của chồng tiến vào hôn trường trong tiếng vỗ tay và hò reo của họ hàng, xóm giềng và bè bạn. Ban đầu, nhà trai có ý định làm cái lễ cưới nho nhỏđểđón dâu. Không ngờ trong giờ thành hôn, hôn trường chật ních người. Biết tin Kỳ cưới vợ, người dân trong vùng cùng đến để chia vui, khi chứng kiến tình cảm của đôi vợ chồng tật nguyền, nhiều người đã rơi nước mắt vì xúc động.
Niềm hạnh phúc của Kỳ - Nga bên con gái Bảo Uyên.
Tình yêu của hai người đã đơm hoa, kết trái khi bé Bảo Uyên chào đời và khỏe mạnh, xinh xắn. Mái ấm ấy giờđã có 4 thành viên thuộc 3 thế hệ. Tiếng khóc của Bảo Uyên chính là bài ca hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ tật nguyền. Giờđây, Kỳ chính là trụ cột của gia đình, bởi nguồn chi tiêu hàng ngày của cả nhà dựa vào đồng lương của một công ty phần mềm ở Thành phố Hồ Chí Minh trả cho Kỳ hàng tháng. Khi quyết định làm vợ Kỳ, Nga đã gác lại việc liên thông lên đại học và hiện đang ở nhà chăm con.
Trước việc người chồng ra đi đột ngột, con trai bị bại liệt toàn thân, sức lực bà Thu đã giảm đi rất nhiều, không thể làm quần quật ngoài đồng như trước. Nguyễn Bá Kỳ tâm sự: "Nhiều lúc, em cứ ngỡ như mình đang mơ, không thể tin nổi số phận đã mỉm cười và đưa đến cho mình một người vợ dịu hiền, bao dung và cô con gái ngoan ngoãn, xinh đẹp. Trông thấy con gái lớn lên từng ngày, em vô cùng sung sướng. Em không có mong ước nào hơn là sự sống của mình có được thật dài để dõi theo từng bước đi của con gái, lập được một trung tâm nho nhỏđể dạy tin học cho người khuyết tật. Và mong vợ có được một công việc ổn định để có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình và chăm lo việc học hành cho bé Bảo Uyên sau này".
Đã rời ghế nhà trường phổ thông từ lâu, giờđây chứng kiến không khí đầm ấm của gia đình bà Thu, chúng tôi mới được chứng nghiệm đầy đủ triết lý nhân sinh của nhà văn Nguyễn Khải gửi gắm trong truyện ngắn "Mùa lạc: "Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hy sinh, gian khổ, ởđời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy". Có được niềm hạnh phúc hôm nay, Nguyễn Bá Kỳ và Phan Thị Nga đã vượt qua nhiều "ranh giới", làm nên những kỳ tích trong cuộc đời...
Công Kiên