Vượt cổng trời vào Keng Đu
(Baonghean) - Nghe đồn, trên chặng đường dài để vào Keng Đu sẽđặt chân lên "cổng trời" khiến chúng tôi thêm tò mò và quyết định sẽ cưỡi con "ngựa sắt" đến với xã biên giới xa xôi nhất tỉnh. Biết ý định của chúng tôi, các anh chịở Ban Tuyên giáo huyện Kỳ Sơn nhắc đi nhắc lại, phóng viên nên đi vào buổi trưa, chứ lên đó mùa này vào sáng sớm và chiều tà mây mù dày đặc, quảng đường dài, hiểm trở sợ không an toàn...
Trên suốt chặng đường dài 70 km từ Thị trấn Mường Xén vào Keng Đu, có đoạn dốc dựng đứng, ngoằn ngoèo khúc khuỷu, len lỏi giữa trùng vây mây trời. Hai bên đường, thỉnh thoảng bắt gặp những bản làng thưa thớt, những ngôi nhà lặng lẽ, vắng bóng người, đâu đó tiếng mõ dê, bò lóc cóc vọng từ sườn núi hoang vắng. Và chúng tôi đã đặt chân lên "cổng trời" - "cổng trời" Đoọc Mạy. Trên đỉnh dốc cao nhất suốt chặng đường qua 5 xã cùng trên tuyến đường: Phà Đánh, Huồi Tụ, Na Loi, Đoọc Mạy và Keng Đu, chúng tôi bắt gặp những hàng hóa, nào cải ngồng, chuối, khoai sọ, rau rừng và có cả những con chuột rừng, chim cảnh vừa bị dính bẫy... cũng được những người phụ nữ dân tộc Mông đem ra bán cho người đi đường. Có người còn gọi đó là chợ nơi "cổng trời". Gọi là chợ nhưng thực ra chỉ có không đến 10 cái lều, mỗi cái rộng không đầy vài mét vuông, san sát nhau, xiêu vẹo bởi những đợt gió bấc. Khách hàng mua là những người dân trong vùng, hoặc cán bộđi công tác về.
Từ "cổng trời", phóng tầm mắt ra các bản làng theo trập trùng giữa đồi núi, những ngôi nhà như những dấu chấm nhỏ. Qua những khoảng mù sương và những ánh nắng lạc lõng, chúng tôi nhìn thấy những đám ruộng bậc thang như những nhát cọ quyệt vào núi non những gam màu ngẫu hứng, vằn vện. Trong khoảnh ruộng bậc thang ấy, chỉ còn lại những gốc rạ giữa chiều tà. Anh Moong Phò Úi, cũng là khách qua đường, ngồi bên đống than rực hồng do bà con người Mông đốt sưởi ấm để ngồi bán hàng, hồ hởi giới thiệu cho chúng tôi biết cái "cổng trời" này. Đây là điểm cuối của xã Đoọc Mạy, nên gọi là "cổng trời" Đoọc Mạy, bên kia "cổng trời" là xã Keng Đu. Hai bên "cổng trời" là đỉnh núi Pà Tạc, nghe đâu cao tới 1.700 m so với mực nước biển, quanh năm gió lùa, mang theo mây mù ngang đỉnh núi.
Đặt chân đến trung tâm xã Keng Đu, điều ghi nhận đầu tiên là thời tiết khác thường so với khu vực Thị trấn Mường Xén, những tia nắng vàng rực đã xua tan cái lạnh giá mùa Đông miền sơn cước. Điều chúng tôi tìm hiểu đầu tiên là hai chữ "Keng Đu" trên suốt chặng đường dài, anh bạn đồng nghiệp ngồi sau xe cứ thắc mắc. Phó Bí thưĐảng ủy xã - Moong Văn Sơn giải thích Keng Đu là tiếng dân tộc Thái. "keng" là thác, "đu" là thứ gỗ quý. Bản Keng Đu gần một thác nước trên thượng nguồn của sông Nậm Nơn, ởđó có gỗđinh hương là quý nhất. Mặc dù Keng Đu có 10 bản, trong đó 9 bản là đồng bào Khơ Mú, 1 bản đồng bào Thái, họ vẫn lấy chữ Keng Đu làm địa danh. Bây giờ, rừng đinh hương ấy đã bị con người khai thác, chặt phá, chỉ còn lại 3 cây to gần thác nước, giữ làm kỷ niệm.
Trên các nẻo đường vừa mới mở còn nguyên màu đất mới, từng đoàn người già trẻ, gái trai, với những trang phục rực rỡ, nhưđi trẩy hội. Hỏi ra mới biết, tháng 11 là mùa cưới của người Khơ Mú nói riêng, đồng bào vùng cao nói chung, nên bà con kéo nhau đi đám cưới ở bản khác. Chưa kịp nghỉ chân, chúng tôi được Chủ tịch MTTQ xã Lương Phò Xơ mời về bản văn hóa Hạt Tà Vén dựđám cưới của đôi trai gái trong bản. Bám con đường mới mở nối từ trung tâm xã, chúng tôi đến Hạt Tà Vén khi ông mặt trời đã ngồi trên đỉnh núi. Bản Hạt Tà Vén có 121 hộ là đồng bào Khơ Mú nằm trên lưng chừng đồi. Nhìn xuống thung sâu là thượng nguồn sông Nậm Nơn chảy từ phía đất Lào sang, bên kia sông là dãy núi Sào Vang, thuộc cụm Bao Nhia, huyện Noọng Hẹt, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). Bất chợt có tiếng nhạc của điệu múa lam vông qua chiếc loa thùng nghe có vẻ "ọc ạch" nổi lên trong căn nhà phía đầu bản. Mọi người trong bản đã có mặt tại nhà ông Tang Văn Phương, để dựđám cưới con gái Tang Thị Phon. Người mời chúng tôi đến dự là chú rể Moong Văn Đào.
Theo quan niệm của đồng bào Khơ Mú, đám cưới có khách lạđến dự là vui lắm, nên khi biết khách lạ về bản là chú rể mời cho được khách dựđám cưới của mình. Bên chóe rượu cần đặt ngay dưới cầu thang, Đào chia sẻ: "Em và Phon đã lấy nhau được 2 năm, lúc đó do hoàn cảnh gia đình em khó khăn, không có điều kiện tổ chức đám cưới bên nhà gái. Nay vợ chồng đã có đứa con đầu lòng, nuôi được lợn, bò, làm ra được nhiều lúa, mới tổ chức đám cưới...". Đám cưới được tổ chức 2 ngày. Ngày đầu mời bà con trong bản, ngay thứ hai mời anh em họ hàng. Từ chiều nay cả bản đến ăn uống, nhảy múa trên sàn nhà để chúc mừng hạnh phúc đôi vợ chồng. Để có mâm cơm mời khách, gia đình mổ một con bò, còn gạo nếp và rượu cần là dân bản góp.
Bản Hạt Tà Vén là 1 trong 4 bản văn hóa của xã biên giới Keng Đu.
Trưởng bản Hạt Tà Vén - ông Lương Phò Thăng, vừa uống xong một sừng, giải thích thêm rằng: Người Khơ Mú chúng tôi, khi đôi trai gái yêu nhau, xây dựng gia đình với nhau, nếu nhà trai chưa có điều kiện để tổ chức cưới cho hai bên thì tổ chức bên nhà trai trước. Đến khi nào nhà trai có điều kiện kinh tế thì tổ chức cưới bên nhà gái. Tháng 11 âm lịch là mùa cưới của đồng bào vùng cao, do vậy mùa này hầu như ngày nào cũng có đám cưới, bản làng vui lắm.
Bản Văn hóa Hạt Tà Vén sát biên giới này có 121 hộ thì có tới 120 hộđã được lớp mái tôn, hoặc tấm lợp xi măng, phần lớn bằng sựđầu tư hỗ trợ thông qua các chính sách của Nhà nước, thông qua Chương trình 167 và 135/CP. Chỉ còn căn nhà của vợ chồng anh Cụt Phò Hương, do mới ra ở riêng nên đang lợp mái tranh. Bà con dân bản đoàn kết, giúp đỡ nhau khi trong bản có gia đình làm nhà mới, nên từ khi Nhà nước có Chương trình 167 thì nhà nào cũng hăm hở làm nhà mới. Từđắp nền, vận chuyển vật liệu đến dựng nhà, lợp mái là dân bản giúp nhau ngày công.
Chủ tịch Mặt trận xã, Lương Phò Xơ, bộc lộđôi chút băn khoăn: Bản không có lúa nước, bà con chỉ có lúa rẫy thôi. Năm nào thời tiết đồng đều thì nhà nhiều nhất thu được 1 tấn lúa, năm đó cơ bản đủ gạo ăn. Nếu không, có nhiều nhà thiếu gạo ăn 5 - 6 tháng liền.
Chưa có máy xay xát nên phụ nữ Khơ Mú ở Keng Đu vẫn phải giã gạo.
Ví như năm 2010, cả bản đói vì thiếu lương thực, do hạn hán kéo dài, lúa nương không trổđược bông. Những lúc như thế, bà con chỉ biết trông chờ vào gạo cứu đói của Nhà nước, và kéo nhau vào rừng đào củ mài, hái bông đót và đào củ khúc khắc về bán. Củ khúc khắc là vị thuốc Nam, ngâm rượu uống, chữa bệnh đau lưng, nên đắt hàng. Ngoài ra, dân bản còn nuôi được gà, lợn, bò, bán đổi lấy gạo ăn. Điều băn khoăn nữa là, bản văn hóa mà chưa có... nhà văn hóa cộng đồng? Nguyên nhân, theo ông Xơ, là do địa bàn dân cư quá dốc, chưa tìm ra mảnh đất phù hợp để quy hoạch.
Hơn 2 tiếng đồng hồ ngồi với Phó Bí thưĐảng ủy xã Moong Văn Sơn để tìm hiểu việc phát triển kinh tế của địa phương, mới thấy khó khăn ở vùng đất nơi biên cương này. Cả xã đã có 17 ha đất sản xuất lúa nước, nhưng do thiếu nước tưới nên mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ hè thu. Ở vùng cao, mùa này là mùa khô, các khe suối cạn kiệt nước, nước sinh hoạt đã hiếm, nói gì đến nước sản xuất.
Vụ hè thu, theo chỉđạo của huyện, nhiều năm nay bà con đã đưa vào gieo cấy các giống lúa lai, nhưng do "phó mặc cho trời" nên năng suất lúa đạt rất thấp, không đầy 40 tạ/ha. Việc này cán bộ huyện đã tuyên truyền hướng dẫn bà con cách đầu tư thâm canh lúa nước nhưng rất khó thuyết phục, vì nhận thức của họđã thành "thâm căn cốđế". Thiếu gạo ăn, đồng bào Khơ Mú, Thái ởđây trồng xen khoai sọ, gừng vào lúa rẫy. Dẫu rằng giá bán gừng chỉđược 3 - 4 nghìn đồng/kg, khoai sọ 3 - 6 nghìn đồng/kg, nhưng may có nó nhiều gia đình không chỉ có tiền mua gạo ăn mà còn chu cấp cho con ăn học.
Điều mà các anh cán bộ xã Keng Đu cho có thể làm giàu được trên đất, là nuôi thả cánh kiến. Những năm 1990-1991, ở vùng đất này đã xuất hiện cánh kiến, thời điểm đó rất nhiều gia đình thu hoạch cao từ sản phẩm này. Cây cánh kiến ở Keng Đu có nhiều nhất ở 3 bản: Huồi Phuôn 1, Huồi Phuôn 2 và bản Huồi Lê. Người có nhiều cây cánh kiến nhất là ông Moong Phò My ở bản Huồi Phuôn 2. Mỗi năm gia đình ông My thu hoạch được cả tấn cánh kiến. Những năm gần đây, không phải cánh kiến không có giá trị mà do cây cánh kiến thưa dần nên sản phẩm rất ít. Một kg cánh kiến hiện tại có giá 200 - 300 nghìn đồng, nếu có điều kiện để phát triển thành hàng hóa thì nhiều người dân Keng Đu có thể làm giàu. Nói đâu xa, 6 người con của ông My được ông giao lại mấy chục ha cây cánh kiến, do biết cách chăm sóc, bảo vệ, cả mấy anh em đều thoát nghèo từ thu hoạch cánh kiến. Nói về cây cánh kiến, Đại úy Phạm Văn Tuấn - Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Keng Đu cũng trăn trở: "Không phải bây giờ mới nói, mà từ trước đến nay chúng tôi đã nhiều lần tham mưu cho xã có ý kiến lên các cấp, ngành để tìm hướng phát triển cây cánh kiến, nhưng vẫn chưa được. Cây cánh kiến là thế mạnh của địa phương, tại sao chúng ta lại không khai thác nó để phát triển thành mặt hàng mang tính hàng hóa, cung cấp cho thị trường đang rất cần?".
Trước khi chia tay Keng Đu, Phó Bí thưĐảng ủy xã thổ lộ niềm mong muốn của địa phương với phóng viên rằng, đểđồng bào Khơ Mú, Thái ở vùng đất biên giới này phát triển kinh tế thì thông qua nguồn vốn của Chương trình 135/CP, các cấp, ngành cần xây dựng mô hình chăn nuôi bằng hình thức khoanh vùng theo nhóm hộ. Nhưng đểđảm bảo phát triển chăn nuôi thì phải có cán bộ thú y, cả xã chỉ có 2 cán bộ thú y phụ trách 10 bản như hiện nay thì không thể hoạt động được. Từ trước đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm xẩy ra liên tục. Các chương trình đầu tư hỗ trợ chăn nuôi khác của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình 30a cũng nên dựa vào điều kiện thực tếđểđầu tư. Còn nhớ, năm 2009, từ nguồn vốn của Chương trình 135/CP, huyện hỗ trợ cho địa phương bò lai sind để nuôi, nhưng sau đó một thời gian là bò chết sạch, vì bò lai sind không thể phát triển được trên vùng đồi này...
Xuân Hoàng