Chuyện về Thiếu tướng Hoàng Kiện
Ngay từ khi còn ở cấp tá, Hoàng Kiện đã được Bác Hồ để ý và nêu gương trong toàn quân đội với câu nói: “Tướng Thanh, tá Kiện” (tướng Thanh: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh). Ông là Thiếu tướng Hoàng Kiện (1921-2000), nguyên : Phó viện trưởng học viện Quân sự cấp cao, Viện trưởng Học viện Hậu cần, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 559 (Trường Sơn), Phó Tư lệnh Quân khu 4, Tham mưu trưởng Mặt trận Tây Nguyên, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không.
(Baonghean) - Ngay từ khi còn ở cấp tá, Hoàng Kiện đã được Bác Hồđể ý và nêu gương trong toàn quân đội với câu nói: “Tướng Thanh, tá Kiện” (tướng Thanh: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh). Ông là Thiếu tướng Hoàng Kiện (1921-2000), nguyên : Phó viện trưởng học viện Quân sự cấp cao, Viện trưởng Học viện Hậu cần, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 559 (Trường Sơn), Phó Tư lệnh Quân khu 4, Tham mưu trưởng Mặt trận Tây Nguyên, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không.
Phía sau Trung tâm thương mại Thị trấn Đô Lương, men theo con ngõ nhỏ, chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Hoàng Kiện ở xóm 5, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương. Khác hẳn với không khí ồn ào nhộn nhịp chốn bán buôn, ngôi nhà ông nằm nép mình dưới rặng dừa, xung quanh là những luống hoa, những mầm non đang đung đưa trong nắng. Trong căn nhà nhỏ giản dị, bình yên, ông Thức kể lại câu chuyện cuộc đời của người chú ruột của mình bằng niềm kính phục, xen lẫn tự hào...
Thời thanh niên, do nhà nghèo, để sinh kế, Hoàng Kiện tham gia lực lượng lính khốđỏ của thực dân Pháp. Khi Nhật đảo chính Pháp, ông về quê, tham gia huấn luyện quân sự trong phong trào Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia cướp chính quyền, gia nhập quân giải phóng. Tháng 11 năm 1946, ông vinh dựđược đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông được điều ra Bắc, chiến đấu bảo vệ Thủđô Hà Nội rồi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 9 năm 1954, ông được cử giữ chức vụĐại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn pháo cao xạ 367, trực thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh. Sau đó, ông trở thành Tư lệnh Phòng không, tham gia công tác chỉđạo chiến lược ở các mặt trận phía Nam. Từ năm 1967 đến đầu năm 1974, ông công tác ở Bộ Tư lệnh. Tháng 8 năm 1974, ông giữ chức vụ Viện trưởng Học viện Hậu cần, rồi Viện phó Học viện Quân sự Cao cấp, nay là Học viện Quốc phòng. Năm 1988, ông nghỉ hưu, về sống ở quê nhà.
Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương như Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi đảng.
Thiếu tướng Hoàng Kiện (người đứng thứ 5 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng Trung ương cục miền Nam, ngày 1/4/1973. Ảnh: T.l
Thiếu tướng Hoàng Kiện là một con hổđã vẫy vùng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đã nhiều lần làm cho quân thù khiếp vía, run sợ. Nhưng giữa đời thường, ông luôn thực hiện nếp sống giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Với bạn bè, ông sΩn sàng thành tâm giúp đỡ. Một nhà báo từng viết: "Ông không thích bàn chuyện dựng vợ gả chồng, nhưng khi cậu cần vụ của ông cưới vợ, ông rút tiền ở sổ tiết kiệm ra cho để sắm sửa. Mẹđồng chí trợ lí bịốm, ông cho hẳn một nửa tháng lương để lo thuốc thang". Chiến tranh đã lùi xa, ông dốc lòng vì sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho quân đội, về già ông vẫn sống một mình, không vợ, không con.
Trở về quê hương, Thiếu tướng Hoàng Kiện không nhận tiền trợ cấp của Nhà nước. Hai người cần vụđược ông cho vềđơn vị. Ông tự trồng rau, nuôi gà và nấu ăn. Ông không thích làm phiền người khác. Nói về những ngày tháng sống ở quê nhà của Thiếu tướng Hoàng Kiện, ông Thức cho biết thêm: Lúc khỏe mạnh, lúc nào rau cũng đầy vườn, gà cũng đầy sân. Ông làm việc rất nguyên tắc và khoa học. Ông thường đọc báo vào sáng sớm, lúc đó có ai đến chơi ông đưa báo cho họđọc luôn. Buổi chiều, ông làm vườn, có người đến ông vẫn cứ tưới nước, vun gốc cho cây, vừa làm vừa nói chuyện mà không nghỉ tay. Ông dành khoảng thời gian riêng cho bạn bè, làng xóm, lúc đó ông nói chuyện rất vui vẻ, thoải mái, ai có việc khó khăn ông sΩn sàng giúp đỡ. Một số bà con trong làng không hiểu tính ông nên cho ông là khó tính, kỳ quặc chứ thực ra ông hiền lắm...
Ông không thích tham dự những buổi liên hoan, giỗ chạp. Ai mời ông đi ăn giỗ, ông chỉđến thắp hương làm lễ, rồi về nhà tự nấu cơm ăn một mình.
Hơn 10 năm nghỉ hưu, sống ở quê, ông không vắng mặt một buổi sinh hoạt Đảng hay họp Hội CCB. Ông thẳng thắn chỉ ra những sai trái của cán bộ, đảng viên từ xã đến huyện, giáo dục truyền thống cách mạng, về CNXH để họ thấm nhuần lý tưởng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Nhiều xã trong huyện đã mời ông đến nói chuyện thời sự chính trị cho các cán bộ xã, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Thiếu tướng Hoàng Kiện là niềm tự hào của bao thế hệ người con Đô Lương. Ngôi mộ ông nằm bên cạnh con sông Đào. Từng con nước trên sông ngày ngày vẫn mang nặng phù sa bồi đắp nên những cánh đồng trù phú. Con nước ấy, cứ mãi chảy về xuôi, cũng như công lao ông dành cho quê hương, đời sau còn mãi khắc ghi!
Nguyễn Lê