Bệnh đái tháo nhạt - bạn cần biết

14/05/2013 19:20

Kỳ 34: Đái tháo nhạt: Biễn chứng và phương pháp điều trị

Đái tháo nhạt, là bệnh có các triệu chứng khát nước, uống nhiều, đai nhiều, mệt mỏi nhưng xét nghiệm máu đường huyết vẫn bình thường. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tựu trung lại có 3 thể chính là ĐTN trung ương, ĐTN do thận và ĐTN ở phụ nữ có thai. Và vì vậy, các biến chứng và điều trị trên cơ sở các thể và nguyên nhân để đánh giá để tiến hành như sau:

1. Các biến chứng của bệnh ĐTN tập trung vào 3 nội dung cơ bản sau:

- Tất cả người bệnh khi đã có biến chứng đều mất nước nặng.

- Đái quá nhiều gây dãn ống góp, niệu quản, bàng quang, gây ứ nước đài bể thận, và rối loạn chức năng thận. Đây là một lý do quan trọng cần điều trị ĐTN ngay cả khi bệnh nhân còn khả năng uống nước bình thường.

- Điều chỉnh tình trạng tăng thẩm thấu quá nhanh có nguy cơ gây phù não.

2. Về điều trị bệnh ĐTN:

Điều trị ĐTN thể trung ương; Điều trị ĐTN do thận và điều trị ĐTN ở phụ nữ có thai.

Tại kỳ 34 này chúng tôi giới thiệu nguyên tắc điều trị cấp cứu thể ĐTN trung ương. Các kỳ sau giới thiệu tiếp nguyên tắc điều trị lâu dài thể trung ương và các thể do nguyên nhân khác.

Điều trị cấp cứu khi có mất nước nặng, gồm:

- Cho uống nhiều nước nếu có thể.

- Truyền dịch nhược trương để bồi phụ thể tích tuần hoàn và làm giảm áp lực thẩm thấu máu.

- Tốc độ truyền phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và thời gian diễn biến bệnh. Nếu truyền quá nhanh có thể dẫn đến nguy cơ dẫn đến phù não.

- Điều chỉnh áp lực thẩm thấu với tốc độ 1-2 mosm/h, không quá 15 mosm/8h và 30 mosm/24h đầu tiên.

- Thời gian để bù lượng nước mất là 48h. Nếu như bệnh nhân có dấu hiệu phù não thì phải ngừng ngay dịch truyền nhược trương, và thay vào đó bằng dịch truyền ưu trương (như manitol chẳng hạn)

- Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp desmopressin acetat, liều 1-2mcg/24h.


Bác sỹ: Nguyễn Văn Hoàn (Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An)