Tiền tướng, tư nhân hầu Hồ Phi Tứ
Hồ Phi Tứ, con Hồ Phi Phú, cháu Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích người làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu. Hồ Phi Phú lấy vợ người họ Đậu là con quan Hiến phó xứ Hải Dương Đậu Đăng Tiêu; người làng Nhân Sơn (nay là xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu), sinh hạ được 3 người con trai: Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Tứ, Hồ Phi Diễn. Hồ Phi Phú mất sớm, cả mấy mẹ con dời về bên ngoại ở làng Nhân Sơn. Khi cả 3 anh em đã trưởng thành và có vợ con, người anh trai đầu là Hồ Phi Phúc sinh ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dời cư vào Thái Lão, Hưng Nguyên, rồi lại chuyển cư vào Bình Định. Sau đó, Hồ Phi Diễn chuyển ra ở phường Khán Xuân (Hà Nội) cùng với con gái là nữ sỹ Hồ Xuân Hương, còn Hồ Phi Tứ cùng vợ con ở lại Nhân Sơn phụng dưỡng mẹ già
(Baonghean) - Hồ Phi Tứ, con Hồ Phi Phú, cháu Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích người làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu. Hồ Phi Phú lấy vợ người họ Đậu là con quan Hiến phó xứ Hải Dương Đậu Đăng Tiêu; người làng Nhân Sơn (nay là xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu), sinh hạ được 3 người con trai: Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Tứ, Hồ Phi Diễn. Hồ Phi Phú mất sớm, cả mấy mẹ con dời về bên ngoại ở làng Nhân Sơn. Khi cả 3 anh em đã trưởng thành và có vợ con, người anh trai đầu là Hồ Phi Phúc sinh ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dời cư vào Thái Lão, Hưng Nguyên, rồi lại chuyển cư vào Bình Định. Sau đó, Hồ Phi Diễn chuyển ra ở phường Khán Xuân (Hà Nội) cùng với con gái là nữ sỹ Hồ Xuân Hương, còn Hồ Phi Tứ cùng vợ con ở lại Nhân Sơn phụng dưỡng mẹ già.
Khi nghe tin giặc Thanh mang đại binh xâm lược nước ta, Hồ Phi Tứ tuy tuổi đã cao nhưng “tự nguyện” đến đồn Tiên Lý (một địa điểm giới cận giữa làng Tiên Đội (nay thuộc xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Lưu) và làng Nhân Lý (nay thuộc Quỳnh Hồng) là đồn binh lớn nhất của nghĩa quân Tây Sơn xin gia nhập quân vụ và nhanh chóng trở thành tướng tiên phong.
Sau khi đánh dẹp 29 vạn quân Thanh, ông được ban tước Tư Nhân hầu và ông không tham gia triều chính, trở về làng Nhân Sơn làm ruộng.
... “Ông là người hết lòng thương dân. Bất cứ chuyện lớn nhỏ trong làng ông đều bàn bạc và giúp đỡ ân tình nhất là những năm mất mùa đói kém Kỷ Dậu (1789) và Canh Tuất (1970), công lao của ông đối với làng xã ta to lớn biết bao” (“Nhân Sơn phong thổ ký” bản chép tay do Hồ Trọng Kham tục biên 1806 – Hồ Đợi dịch).
Ông bà Hồ Phi Tứ sinh hạ được 2 người con gái là Hồ Thị Ái và Hồ Thị Ơn. Bà Hồ Thị Ái lấy người họ Đặng trong xã, bà Hồ Thị Ơn lấy về Ngò (nay là xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu). Sau này chút chít ngoại của ông là Đại tá, Nhà văn Nguyễn Minh Châu, khi quan Tư Nhân hầu lâm bệnh nặng ông bàn với vợ và 2 con gái cúng toàn bộ ruộng đất mà ông bà khai phá, tương tậu được cho làng. Ông mất ngày 24 tháng 8 (âm lịch). Làng chôn cất ông và lập đền thờ tại Chãi Quan hầu. Trước đền thờ có 3 chữ “Bảo Nghĩa Dân”, 2 bên có câu đối.
“Khí chung Quỳnh địa, sinh tiền tướng
Danh tại Nhân Sơn, tử hậu thần”
Từ đó, hàng năm làng làm giỗ ông to lắm và có câu cáo rằng:
“Hai mươi mốt giỗ ông Lê Lai
Hai mươi hai giỗ ông Lê Lợi
Hai mươi ba rửa bát rửa đọi
Hai mươi bốn giỗ quan Tư Nhân”
Cũng phải nói thêm rằng, Nhân Sơn là một làng nhỏ mà thời Tây Sơn có đến 5 vị tước hầu trong tổng số 8 vị tước hầu của làng từ đầu Lê (Hậu Lê) cho hết đời Nguyễn.
Đó là: Tư Nhân hầu Hồ Phi Tứ
Thịnh đức hầu Hồ Trọng Thịnh
Miên Đức hầu Hồ Văn Miên
Đôn đức hầu Hồ Hữu Thiệm
và Trung cầu hầu, họ Nguyễn
Riêng Tư Nhân hầu Hồ Phi Tứ được làng lập đền thờ, chở che, bảo vệ, phụng thờ chu đáo kể cả khi nhà Tây Sơn đổ, Nguyễn Ánh trả thù hèn hạ thì đền thờ Tư Nhân hầu Hồ Phi Tứ vẫn được chăm sóc hương khói.
Tiếc rằng đến nay đền bị phá sạch hoàn toàn.
Hồ Đức Thỉnh (Quỳnh Hồng – Quỳnh Lưu)