Vinh Phúc phát hiện di cốt có niên đại từ 3.500 năm

10/01/2013 18:52

Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết trong khi tiến hành khai quật tại Khu di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, thịtrấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều hiện vật có giá tri, đặc biệt là một ngôi mộ có di cốt người dưới độ sâu khoảng hơn 3m.

Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết trong khi tiến hành khai quật tại Khu di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, thịtrấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều hiện vật có giá tri, đặc biệt là một ngôi mộ có di cốt người dưới độ sâu khoảng hơn 3m.

Nhận định ban đầu của các nhà khảo cổ học, di cốt này là một người đàn ông, chiều cao trên dưới 1,6m.

Cuộc khai quật do Hội Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Khoa Sử trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn cùng Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Vĩnh Phúc thực hiện từ 10/12/2012 đến nay.



Bộ rìu đá thuộc văn hóa Phùng Nguyên.

Đặc điểm của di cốt là có hốc mắt to, sọ và xương cánh tay, xương bảvai... còn nguyên. Răng cửa không còn nhưng theo giới khoa học thì người Phùng Nguyên trước đây, đàn ông tuổi trưởng thành có tục nhổ răng cửa.

Đó là một trong những cơ sở để có thể nhận định người đàn ông được khai quật vừa qua thuộc thời Phùng Nguyên, cách đây khoảng 3.500 năm.

Hiện các nhà khoa học phối hợp với ngành chức năng tỉnh đã vệ sinh hài cốt, bó gỗ và thạch cao bộ hài cốt, sẽ đưa về bảo tàng của tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, tiếp tục mời các Viện nghiên cứu, giới khoa học và chuyên môn đo chỉsố, dựa trên các căn cứ khoa học để xác định rõ ràng, chuẩn xác hơn hài cốt nêu trên, tiến hành xử lý và bảo quản thật khoa học để giữ gìn lâu dài, phục vụkhách tham quan, nghiên cứu...

Nhiều hiện vật điển hình khác như rìu đá, bàn mài đá, vòng trang sức, chuỗi hạt bằng gốm, mũi tên đồng, đồ gốm, rũa đồng, các loại trang sức làm bằng sừng và xương các động vật... cũng được phát hiện trong đợt khai quật này và theo giới khoa học, các hiện vật thuộc tầng văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và Phùng Nguyên.

Bước đầu giới chuyên môn phân tích và có nhận định trên cơ sở những hiện vật khai quật được, có thể nói Đồng Đậu không chỉ là một di tích có diện tích lớn mà còn là di chỉ có tầng văn hóa dày, hiện vật phong phú xếp hàng đầu ở Việt Nam, bao hàm cả 4 giai đoạn văn hóa thời Hùng Vương dựng nước, lớp dưới cùng thuộc văn hóa Phùng Nguyên, lớp giữa thuộc văn hóa Đồng Đậu, lớp trên thuộc văn hóa Gò Mun, lớp trên của ba tầng văn hóa này đã tìm thấy nhiều loại hình công cụthuộc văn hóa Đông Sơn.

Di chỉ Đồng Đậu được phân chia rất rõ ràng. Phía Đông là nơi sinh sống, còn phía Tây Nam là nơi chôn cất của người Việt cổ thời kỳ Phùng Nguyên. Công việc khai quật ở đây sẽ được tiếp tục triển khai./.


Theo (TTXVN) - V.T