Cách điều trị bệnh nấm miệng
Nấm Candida là một loại nấm men, ký sinh trên bề mặt của da và niêm mạc, biểu hiện dưới dạng nấm miệng, vết trợt, viêm âm hộ, âm đạo, viêm quanh móng... Bệnh thường lan tỏa qua đường máu, có thể gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như: Thận, lách, phổi, gan, mắt, màng não, não hoặc xung quanh van tim nhân tạo.
Nấm Candida là một loại nấm men, ký sinh trên bề mặt của da và niêm mạc, biểu hiện dưới dạng nấm miệng, vết trợt, viêm âm hộ, âm đạo, viêm quanh móng... Bệnh thường lan tỏa qua đường máu, có thể gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như: Thận, lách, phổi, gan, mắt, màng não, não hoặc xung quanh van tim nhân tạo.
Nấm miệng thường tổn thương lành tính, xảy ra trong một vài tuần đầu của trẻ sơ sinh. Biểu hiện xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể kém. Ngoài ra, nấm Candida phát sinh khi cơ thể có sức đề kháng yếu.
Bệnh nhân bị nhiễm virút HIV và bệnh AIDS thời kỳ tấn công thường bị nhiễm nấm Candida, bệnh sẽ dây dưa không hết vì sức đề kháng cũng như thuốc kháng nấm không còn hiệu lực.
Ở một người bình thường, nếu sức khỏe tốt thì không dễ bị nhiễm nấm. Nếu thấy có tình trạng nhiễm nấm Candida tức là môi trường miệng mất cân bằng do dùng thuốc kháng sinh, hoặc kháng viêm cortisone, prednisolone lâu ngày và không đúng chỉ định.
Khi có nhiễm trùng vùng hàm mặt như: Nhổ răng, phẫu thuật miệng, cạo vôi răng, phẫu thuật nha chu, các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc súc miệng oral septic để sát trùng, khử khuẩn vùng miệng. Việc kê toa thuốc súc miệng cần thiết nhưng bệnh nhân phải biết là không nên lạm dụng thuốc súc miệng.
Khi nào hết nhiễm trùng thì ngừng thuốc, nếu không sẽ giết đi các vi khuẩn có ích ở vùng miệng, khiến cho bệnh khác về vi nấm dễ phát sinh.
Ngoài nấm miệng ra còn có các loại nấm khác như: Nấm âm đạo (thường gặp ở những phụ nữ tiếp xúc với nước bẩn hoặc sử dụng viên đặt âm đạo kháng sinh kéo dài); nấm móng (xuất hiện nhiều ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với nước như: Công nhân giặt ủi, chế biến thủy hải sản, đóng gói đồ hộp).
Ngoài ra, những người béo cũng hay mắc bệnh nấm Candida, biểu hiện bằng các vết trợt ở những nếp da mềm và ẩm ướt.
* Điều trị: Trước hết, cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho bệnh nấm Candida như dừng đặt ống thông, thường xuyên vệ sinh ở phụ nữ, ngừng mọi hoạt động tiếp xúc với nước... Sau đó, tùy từng dạng bệnh, có thể áp dụng các cách điều trị đặc hiệu khác nhau.
Đối với những người bị tái nhiễm nhiều lần, cần phải tìm các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường, các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân cần được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình hình bệnh và điều trị theo phác đồ riêng.
Theo NNVN - TL