Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổng kết các kết quả khai quật, nghiên cứu năm 2012 – 2013
Ngày 31/7, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức hội thảo tổng kết các kết quả khai quật, nghiên cứu trong giai đoạn 2012–2013.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ học đã được nghe báo cáo về các công trình nghiên cứu, khảo cổ trong giai đoạn 2012 – 2013. Theo đó, các công trình hợp tác, nghiên cứu, khảo cổ trong giai đoạn 2012 – 2013 được đánh giá cao như: Chương trình phối hợp với Bảo tàng Lạng Sơn tiến hành khảo sát di tích hang động thời tiền sử; hợp tác với Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc khai quật di tích Bãi Cọi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh); hợp tác với các chuyên gia của trường Đại học Đông Á và Saitama (Nhật Bản) khảo sát khu vực thành cổ Luy Lâu; khai quật phế tích kiến trúc thời Lý trên núi Phương Nhi thuộc quần thể bảo tháp Chương Sơn (Ý Yên, Nam Định); khai quật tàu đắm Bình Châu và khảo sát hệ thống thương cảng cổ; khảo sát, khai quật một số di tích Champa…
Khai quật tàu đắm Bình Châu là một phát hiện quan trọng của khảo cổ Việt
(Ảnh: vietnamnet.vn)
Đánh giá tổng thể kết quả nghiên cứu và khai quật khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia năm 2012 –2013 cho thấy, trong năm 2012 – 2013, Bảo tàng đã thực hiện một số cuộc khai quật tương đối quy mô, được giới nghiên cứu đánh giá cao. Kết quả đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa dân tộc mang tính thời sự mà khảo cổ học Việt
Thời gian tới, bên cạnh việc tìm hiểu về các nền văn hóa, các thời kỳ trong tiến trình lịch sử dân tộc, các vấn đề về văn hóa Chăm Pa và Óc Eo sẽ là những ưu tiên của Bảo tàng, nhằm đánh giá và nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò hai nền văn hóa này với việc hình thành các nhà nước đầu tiên ở Việt Nam trong nghiên cứu cơ bản cũng như thể hiện trưng bày. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, phát huy tiềm năng di sản văn hóa biển Việt
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 11 bảo vật quốc gia. Nhiều sưu tập quý hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại hình ở trong nước và khu vực như: sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa khảo cổ từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồng thau và sắt sớm (Hòa Bình –Bắc Sơn); Văn hóa Đông Sơn; Gốm men cổ Việt Nam; Đồ đồng thời Lê Nguyễn; Điêu khắc đá Chăm pa... Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay có khoảng hơn 80.000 tài liệu, hiện vật quý về lịch sử cách mạng Việt Nam, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong ba cơ quan nghiên cứu khảo cổ học hàng đầu của cả nước. Thời gian qua, Bảo tàng đã phối hợp với nhiều địa phương trong cả nước và hợp tác quốc tế, tiến hành các đợt nghiên cứu và khai quật trên các vùng miền của Tổ quốc.
(Theo ĐCSVN) – KN