Thời điểm nêm gia vị vào đồ ăn có lợi cho sức khỏe
Thêm vào các loại gia vị không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
Dấm Đường
Dấm là một gia vị có khả năng khử tanh, khử béo, làm tăng mùi thơm cho món ăn, làm mềm cenlulo trong rau và tránh sự pha lẫn các vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao… Không những thế, việc nêm một chút dấm vào món ăn còn làm giảm sự tổn thất vitamin C, thúc đẩy sự hòa tan các chất như canxi, photpho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thời điểm thích hợp nhất để cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã chế biến xong. Chỉ cần cho thêm một chút dấm, món ăn của chúng ta sẽ được bảo đảm các chất dinh dưỡng so với cách làm thông thường. Đặc biệt, điều này không hề làm ảnh hưởng đến hương vị, mà còn giúp món ăn tăng phần hấp dẫn hơn nữa đấy!
Nước tương, nước mắm
Đối với nước tương và nước mắm, việc đun nấu ở nhiệt độ cao quá lâu sẽ dẫn đến phá hủy các chất đinh dưỡng trong thức ăn và làm mất hương vị đặc biệt và cả các chất có sẵn của chúng. Đối với các món canh hoặc xào, việc nêm nước tương (xì dầu) và nước mắm càng trở nên quan trọng.
Cách tốt nhất để sử dụng các gia vị này là cho vào món ăn khi chuẩn bị kết thúc nấu rồi tắt lửa ngay. Cách làm này sẽ giúp chúng ta bảo toàn chất đạm có trong nước mắm và các chất dinh dưỡng trong canh cua.
Muối
Tùy vào mỗi món ăn mà chúng ta có thể cho muối vào trước hoặc trong khi nấu. Nếu muốn có được món thịt có hương vị đậm đà mà vẫn không bị giảm độ ngọt của thịt, các bạn còn thể cho muối vào ướp trước khi nấu.
Đặc biệt, đối với các món xào, các bạn nên cho muối vào dầu, đợi khoảng 1 phút rồi mới cho thực phẩm vào xào. Cách làm này sẽ giúp chúng ta loại bỏ tới 95% độc tố aflatoxin có trong muối đấy!
Các món ăn có đường thường dễ bị cháy, khét khi đun nấu, thậm chí còn bị ngưng kết protein. Điều này khiến món ăn có màu và mùi khó chịu, thực phẩm mất đi vị ngọt tự nhiên, khó ăn, có hại cho vị giác và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta.
Để tránh tình trạng bị cháy, khét và biến đổi thức ăn, các bạn chỉ nên ướp một chút đường trước và có thể cho thêm đường vào món ăn khi chuẩn bị kết thúc nấu. Ngoài ra, chúng mình cũng có thể làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi thức ăn đã chín để tạo vị ngọt. Đồng thời, các bạn cũng cần chú ý khi nấu các món có đường, tránh để khô cạn vì như vậy sẽ khiến đồ ăn bị cháy.
Bột ngọt (mì chính)
Khi được đun tới nhiệt độ trên 120 độ C, bột ngọt có thể bị chuyển hóa thành sodium glutamate, làm mất hương vị tự nhiên của các món ăn và gây độc hại cho người sử dụng. Không những thế, việc cho bột ngọt vào trước khi nấu còn làm cho món ăn có vị đắng rất khó ăn và không tốt cho sức khỏe.
Cách tốt nhất là nêm bột ngọt khi món ăn đã được chế biến xong. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho chúng ta mà nó còn làm tăng hương vị cho món ăn. Đối với các món trộn hoặc nộm, có thể hòa tan bột ngọt với một chút nước rồi mới cho vào.
Theo Trí thức trẻ - PC