Nỗi đau xé lòng của các phụ huynh trong vụ chìm phà SEWOL

22/04/2014 09:21

Nỗi đau của bất kỳ bậc phụ huynh nào bị mất con đều khó tưởng tượng. Nhưng nỗi đau ấy đã tăng mạnh lên ở Hàn Quốc, do người ta còn chưa rõ về số phận của hàng trăm người bị mất tích ở vụ chìm phà SEWOL, với rất nhiều là học sinh thuộc một trường trung học đang đi nghỉ, cũng như văn hóa của Hàn Quốc trong việc đương đầu với nỗi đau lớn như thế.

Nỗi đau của bất kỳ bậc phụ huynh nào bị mất con đều khó tưởng tượng. Nhưng nỗi đau ấy đã tăng mạnh lên ở Hàn Quốc, do người ta còn chưa rõ về số phận của hàng trăm người bị mất tích ở vụ chìm phà SEWOL, với rất nhiều là học sinh thuộc một trường trung học đang đi nghỉ, cũng như văn hóa của Hàn Quốc trong việc đương đầu với nỗi đau lớn như thế.

Bằng chứng là người ta không nên nhìn xa hơn các bệnh viện, nơi nhiều phụ huynh đang được truyền dịch để đảm bảo sức khỏe, bởi họ đã không ăn thiết ăn uống gì do quá đau buồn.

Cầu nguyện may mắn cho các hành khách mất tích trong vụ chìm phà SEWOL. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Cầu nguyện may mắn cho các hành khách mất tích trong vụ chìm phà SEWOL. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Một số nói rằng họ không muốn sống. "Nếu không có con, tôi thà nhảy xuống biển còn hơn," một người phụ nữ nói. "Khi nghĩ con tôi còn nằm dưới biển, làm sao tôi, với tư cách một người làm mẹ, có thể ăn hay uống. Tôi căm ghét bản thân mình vì chuyện này."

Ở Hàn Quốc, tự sát là một mối đe dọa thực thụ. Nước này có tỷ lệ tự sát cao nhất trong số 34 nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD. Một số chỉ ra rằng xã hội có tính cạnh tranh cao và văn hóa không thể chấp nhận được thất bại là các yếu tố dẫn tới thực tế này.

Đó là một văn hóa nơi nỗi hổ thẹn mang tới gánh nặng khổng lồ và xã hội thì chấp nhận hoạt động tự sát.

Giới chức Hàn Quốc đã điều chuyên gia tâm lý tới giúp đỡ các gia đình có con em gặp nạn, nhưng trong những ngày này họ hoàn toàn không bận rộn.

"Không ai tới gặp chúng tôi để xin tư vấn tâm lý cả. Các gia đình không hề quan tâm tới sự an toàn hay sức khỏe của họ," Han Kee Rae, một tình nguyện viên tâm lý cho biết.

Các chuyên gia tư vấn hy vọng sẽ có thêm nhiều người tới tìm họ để được giúp đỡ, đặc biệt là xét tới thực tế Hàn Quốc có tỷ lệ tự sát cao.

Đã có những lo ngại rằng một số người sẽ theo chân hiệu phó Kang Min Kyu của trường Trung học Danwon ở vùng Ansan của Seoul. Người đàn ông 52 tuổi này nằm trong số những người đầu tiên được cứu từ con phà đắm. Nhưng chỉ 2 ngày sau đó ông đã treo cổ tự sát.

Cảnh sát nói rằng ông tự vẫn bằng cách dùng thắt lưng buộc vào một cái cây ở gần nhà thể dục tại Jindo, nơi phụ huynh nhiều học sinh đang căng thẳng chờ tin.

Trong thư tuyệt mệnh, Kang nói rằng chuyến đi du lịch của trường là ý tưởng do ông đề xuất và cái chết của các học sinh là lỗi của ông. Hành động tự sát của nhân vật cấp cao như ông, rất tiếc lại không phải chuyện hiếm ở Hàn Quốc.

Năm 2009, cựu Tổng thống Roh Moo Hyun cũng đã tự sát, sau một bê bối tài chính. Chủ tịch tập đoàn Hyundai Chung Mong Hun cũng nhảy khỏi một tòa nhà tự sát vào năm 2003 khi bị điều tra tham nhũng.

Chưa ai biết tương lai sẽ có ai tự sát thêm không, có một điều rõ ràng và chắc chắn là các gia đình vẫn chưa vơi bớt đau khổ, tuyệt vọng khi chờ tin con. Điều này thể hiện rõ qua phản ứng của một người mẹ, sau khi nghe hoạt động thông báo vắt tắt thường nhật từ nhà chức trách, đã hét lên: "Giờ đây chúng tôi sẽ sống ra sao?"/.

Theo TTXVN