Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
(Baonghean) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm 69 năm Cách mạng tháng Tám đồng thời cũng là kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng của dân tộc; là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn đối với quá trình cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
(Baonghean) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm 69 năm Cách mạng tháng Tám đồng thời cũng là kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng của dân tộc; là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn đối với quá trình cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện Di chúc của Người, 45 năm qua, nhất là gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đã nỗ lực xây dựng và bảo vệ đất nước, đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, soi rọi lại những lời dặn của Người trong Di chúc thì thấy có một vấn đề hệ trọng vẫn đang khiến không ít người cảm thấy lo lắng, không yên tâm. Đó là việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nói ra như vậy để rồi đi tới thống nhất một quan điểm là, kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách thiết thực nhất là xem xét, nhìn nhận lại và chỉ rõ ra những gì còn thiếu sót, yếu kém trong việc thực hiện những lời căn dặn của Người. Để từ đó nghiên cứu, đánh giá, làm rõ nguyên nhân và đề ra được biện pháp khắc phục cụ thể, có hiệu quả cao. Những gì mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã đạt được trong suốt 45 năm thực hiện Di chúc của Người là rất đáng tự hào, rất đáng khâm phục. Như đã nói ở trên, đó là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhưng những thành tựu đó không chắc đã được tiếp nối và nhân lên nếu như không kịp thời xây dựng, bồi dưỡng được một thế hệ cách mạng như đã từng có. Cho nên, việc cần kíp nhất lúc này là phải tập trung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Bao gồm, bồi dưỡng đạo đức cách mạng. Bởi, như lời Người đã dạy "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Làm cán bộ thì phải vừa có đức, vừa có tài. Vì, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở nên vô dụng. Bồi dưỡng thể chất. Có đức, có tài nhưng cần phải có sức khỏe nữa mới có thể cống hiến cho đất nước, cho nhân dân được nhiều hơn. Người đã từng nói "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe". Phải tiếp tục thấm nhuần lời dạy của Người “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng, rất cần thiết”. Đó là việc cần kíp nhất trong lúc này.
Duy Hương