Iraq: Chính phủ mới, hy vọng mới?

09/09/2014 16:28

(Baonghean.vn) - Một chính phủ mới đã được các nhà lập pháp Iraq thông qua vào thứ 2 ngày 08/09. Nguyên Thủ tướng Nuri al-Maliki được bổ nhiệm vào 1 trong 3 vị trí Phó Tổng thống. Trong khi đó, 1 vài vị trí chủ chốt vẫn đang để trống. Thủ tướng Haider al-Abadi muốn các đề cử cho vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Nội vụ phải sẵn sàng để trình trước Quốc hội trong vòng 1 tuần.

(Baonghean.vn) - Một chính phủ mới đã được các nhà lập pháp Iraq thông qua vào thứ 2 ngày 08/09. Nguyên Thủ tướng Nuri al-Maliki được bổ nhiệm vào 1 trong 3 vị trí Phó Tổng thống. Trong khi đó, 1 vài vị trí chủ chốt vẫn đang để trống. Thủ tướng Haider al-Abadi muốn các đề cử cho vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Nội vụ phải sẵn sàng để trình trước Quốc hội trong vòng 1 tuần.

Bỏ phiếu Quốc hội đã diễn ra vào thứ 2 ngày 08/09, 1 ngày trước kỳ hạn hiến pháp, trong bối cảnh Iraq phải đối mặt với bất ổn chính trị và sự trỗi dậy của lực lượng Hồi giáo IS. Cùng với ông al-Maliki, cựu Thủ tướng Ayad Allawi và cựu phát ngôn viên của Quốc hội Osama al-Nujaifi cũng được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng thống. Ông Allawi và ông al-Maliki được biết đến như những kẻ thù lâu năm trên chính trường. Mặc dù vị trí Phó Tổng thống nặng tính hình thức, nhưng việc bổ nhiệm ông al-Maliki cho thấy ông vẫn đang có 1 vị trí quyền lực rõ ràng. Ông bị chỉ trích và cáo buộc củng cố quyền lực cá nhân, bức hại các đối thủ chính trị, đổ thêm dầu vào vấn đề của Iraq bằng các chính sách giáo phái, đẩy người Hồi giáo dòng Sunni vào thế bị cô lập.

Một số thành viên chủ chốt của chính phủ mới thành lập
Một số thành viên chủ chốt của chính phủ mới thành lập

TIN LIÊN QUAN

Các chính khách Iraq đã chịu áp lực lớn từ Mỹ, buộc phải thành lập một chính phủ đại diện được cho cả 3 dòng Hồi giáo Sunni, Shia và Kurd. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố, đây là điều kiện chủ chốt trao đổi lấy sự hỗ trợ từ Mỹ, đồng thời là 1 bước quan trọng trong việc chiến đấu chống lại nhóm vũ trang ISIS, 1 tổ chức Hồi giáo Sunni cực đoan tự phong cho mình là Nhà nước Hồi giáo. Thứ 2 ngày 08/09, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố việc thành lập chính phủ là "một cột mốc quan trọng không phải bàn cãi", ông cũng nói thêm rằng chính phủ này "có tiềm năng thống nhất tất cả các cộng đồng tại Iraq". "Bây giờ là lúc các nhà lãnh đạo Iraq lèo lái đất nước của họ bằng cách cùng nhìn về một hướng, đặt chính phủ mới thành lập này lên hàng đầu. Với nỗ lực đó của họ, Mỹ sẽ sát cánh cùng người Iraq trong các kế hoạch của quốc gia này".

Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp Quốc cũng phát biểu rằng chính phủ mới này là "một bước tiến tích cực đến sự ổn định chính trị và hoà bình ở Iraq". Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu lần cải tổ này có xoa dịu được căng thẳng và làm vừa lòng những người Iraq thuộc dòng Sunni hay không. Được biết, dưới chính quyền Shiite của ông al-Maliki, cộng đồng này đã phải than phiền một cách chua chát về việc bị gạt ra khỏi bàn chính trị. Việc thành lập 1 chính quyền cởi mở hơn, như ông Obama đã nói tháng trước, sẽ cho người Sunni lòng tin rằng ÍIS không phải là lựa chọn duy nhất dành cho họ.

Trong bản phác thảo chương trình của chính phủ vào thứ 2, ông al-Abadi muốn xây dựng lại lực lượng an ninh, xoá nạn tham nhũng và đảm bảo vũ khí chỉ thuộc sở hữu của nhà nước chứ không phải là các nhóm vũ trang. Ông tuyên bố Iraq đang bị "tấn công một cách hung hãn" và rằng lực lượng an ninh sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành "chiến thắng". (CNN ngày 09/09)

Nấm Linh Chi